Kết quả của chuyến đi điền dã tại Hà Giang không chỉ là các tư liệu điền dã mà còn là điều kiện tốt để các cán bộ trẻ thâm nhập đời sống ngôn ngữ, rèn luyện, học hỏi phương pháp điền dã cũng như các vấn đề thực tế của ngôn ngữ học xã hội.
Trong thời gian tuần đầu của tháng 9.2011, Đoàn khảo sát về thái độ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số đối với chương trình phát sóng bằng tiếng mẹ đẻ đã có cuộc điền dã tại Hà Giang.
Tại đây, đoàn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đồng ý và giới thiệu làm việc trực tiếp với Ban Dân tộc tỉnh, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh,...; tiến hành điền dã, khảo sát trường hợp tại hai cộng đồng Mông Trắng và Mông Hoa cùng các học sinh dân tộc Mông đang học nội trú ở tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên.
Trong quá trình điền dã, Đoàn cũng đã được sự giúp đỡ và cộng tác của một số học viên cao học ngôn ngữ hiện đang công tác trong ngành giáo dục của tỉnh Hà Giang.
Đoàn điền dã do GS.TS Nguyễn Văn Khang làm trưởng đoàn cùng các nghiên cứu viên của Phòng Ngôn ngữ học xã hội: Lê Thị Lâm, Lương Thị Mơ, Nguyễn Thị Li Na.
Kết quả của chuyến đi điền dã tại Hà Giang không chỉ là các tư liệu diền dã mà còn là điều kiện tốt để các cán bộ trẻ thâm nhập đời sống ngôn ngữ, rèn luyện, học hỏi phương pháp điền dã cũng như các vấn đề thực tế của ngôn ngữ học xã hội.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn.
Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn
Tại phòng thu âm tiếng dân tộc (phát thanh viên tiếng Mông)
Phỏng vấn một phụ nữ Mông Trắng (Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Lao Chải, Vị Xuyên).
Phỏng vấn học sinh Mông tại Trung tâm Giáo dục thưòng xuyên huyện Vị Xuyên
Đến với cộng đồng Mông Hoa
Dòng nước mát trên đường lội suối, trèo đèo
Tại gia đình Bí thư chi bộ thôn người Mông Hoa (từ Đồng Văn chuyển xuống Vị Xuyên).
Những giây phút thăng hoa của các cán bộ trẻ