109 bài thuộc các lĩnh vực chuyên ngành ngôn ngữ học khác nhau được đăng tải trong 12 số tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 là một cố gắng lớn của Hội đồng biên tập và Toà soạn .
GS.TS Nguyễn Đức Tồn –
Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ
Năm 2009 tạp chí Ngôn ngữ đã công bố 109 bài thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.
Trong lĩnh vực từ vựng-ngữ nghĩa, một số bài viết dành phân tích ngữ nghĩa của một số đơn vị từ vựng thuộc từ loại khác nhau: danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Đó là:
Nguyễn Thị Hương chỉ ra Đặc trưng ngữ nghĩa của danh từ đơn vị trong tiếng Anh(số 8). Trần Thị Minh nghiên cứu về Hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt (số10). Đỗ Minh Hùng nghiên cứu Động từ chỉ hoạt động thị giác (số 1). Lưu Bá Minh trình bày Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp của động từ nói năng với ý nghĩa bàn bạc trong tiếng Nga, (số 7). Nguyễn Vân Phổ phân tích Nghĩa của luôn(số 2) và Vị từ tri giác tiếng Việt (số 8).. Trần Văn Sáng khám phá Thế giới màu sắc trong ca dao(Qua sự khảo sát hệ thống từ chỉ màu sắc) (số 2). Nguyễn Văn Chính Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của từ tình thái bèn trong tiếng Việt hiện đại (số 11).Trần Thị Nhàn giải thích Ý nghĩa và chức năng của từ đây (số10).
Một số bài viết khác nghiên cứu những đơn vị từ vựng có cấu trúc lớn hơn từ - đó là thành ngữ và tục ngữ. Trước hết, Nguyễn Đức Dương nêu cách Nhận diện tục ngữ(số 2). Nguyễn Văn Nở viết Về ngữ cảnh vận dụng, cấu trúc văn bản và nghĩa của một câu tục ngữ (số10). Lò Thị Hồng Nhung phân tích Hệ thống hình ảnh trong "Quám chiến láng"của dân tộc Thái ở Việt Nam (số 10).Nguyễn Tô Chung chỉ ra Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ Hán – Nhật (số 7).
Trong lĩnh vực từ vựng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 còn có hai bài viết nghiên cứu địa danh học từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá : Nguyễn Đức Tồn và Trương Thị Mỵ Thử tìm hiểu ý nghĩa của địa danh Võ Nhai (Thái Nguyên) (số 6). Hoàng Thị Phượng vàLan Hương phân tích Đặc điểm định danh của địa dạnh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang(số 9). Ngoài ra còn có bài của Phan Nguyệt Hoa nêu Một số tiền đề cần thiết để phân tích định lượng từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt(số 1).
Trong lĩnh vực phong cách học, cố TS Nguyễn Thế Lịch để lại tuyệt bút Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật (số 3). Nguyễn Thế Truyền phân tích Đặc điểm của phép tu từ nghịch ngữ trong tiếng Việt(Đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Hán) (số 5 và số 6).
Trong lĩnh vực ngữ pháp học, Nguyễn Hồng Cổn bàn về Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chủ – vị hay đề- thuyết?(số 2). Hoàng Văn Vân bàn riêng Về phạm trù chủ ngữ (số 8). Nguyễn Văn Hiệp trình bày Về một số giải pháp miêu tả bình diện kết học của câu (số 11). Nguyễn Văn Thành nhận diện Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ (số 4). Lê Thị Minh Hằng phân tích Quan hệ nhân quả và câu điều kiện (số 8). Nguyễn Hoàng Trung phân tích từ “Đang” – phương tiện biểu đạt thể chưa hoàn thành trong tiếng Việt,(số 5). Nguyễn Tuấn Đăng tiến hành So sánh hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp (số 4). Trương Văn Vỹ nêu Những quan sát liên quan đến một vài biến đổi trong ngữ pháp tiếng Nga hiện nay (số 12). Trần Đại Nghĩa bàn về Quan hệ cú pháp trong các tổ hợp tiếng Việt kiểu rất thích, rất mệt, rất lớn, rất xấu… (số 3) và bàn tiếp về Các tổ hợp tiếng Việt kiểu: họ trả lời, nó ngủ, thầy đọc, học sinh nghe…trong sự phân tích cú pháp học tiếng Việt hiện nay(số 7).
Trong lĩnh vực Ngôn ngữ học lịch sử và lịch sử tiếng Việt, Trần Trí Dõi khảo cứu Về nguồn gốc lịch sử của dãy âm đầu mũi [m, n, nh, ng ] hiện nay trong tiếng Việt (số 11).Nguyễn Đại Cồ Việt - Từ ví dụ cụ thể thị:chợ bàn về âm Hán Nôm hoá(số 8 và số 10). Park, Jihoon (Hàn Quốc) chỉ ra Những dấu vết âm Hán Thượng cổ (hoặc hệ thống ngữ âm từ đời Đường về trước) trong tiếng Việt và tiếng Hàn (số 12).Vũ Đức Nghiệu chỉ ra Biểu hiện phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX qua tư liệu một số từ điển (số 11).
Trong lĩnh vực những vấn đề lí thuyết chung, Nguyễn Văn Khang trình bày Một số vấn đề về lập pháp ngôn ngữ (số 9). Một số tác giả ứng dụng lí thuyết điển mẫu vào nghiên cứu ngữ pháp hoặc từ ngữ tiếng Việt : Vi Trường Phúc - Thử áp dụng lí thuyết điển dạng vào nghiên cứu từ loại (số10). Các tác giả Trần Thị Chung Toàn và Nguyễn Thu Thủy nghiên cứu Điển dạng và Hiển dạng của câu ghép tiếng Việt xét từ ngôn ngữ học đại cương(Qua khảo sát hoạt động của phát ngôn chứa cấu trúc {Nếu ...thì}) (số 5). Nguyễn Tất Thắng trình bày Lí thuyết điển mẫu và nhóm động từ ngoại động (số 7).
Đặc biệt về khuynh hướng lí thuyết mới trong ngôn ngữ học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 còn có các bài viết về ngôn ngữ học tri nhận nói chung, đặc biệt là ẩn dụ tri nhận nói riêng :Bài của Nguyễn Đức Tồn là phần tiếp tục của bài viết ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt (số 1). Trần Bá Tiến nghiên cứu ẩn dụ về sự tức giận và niềm vui trong tiếng Anh và tiếng Việt (số 7). Nguyễn Lai Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thơ ca từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận(số10). Cùng trong lĩnh vực ẩn dụ khái niệm trong thơ ca, Lưu Trọng Tuấn tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong thi ca (số10). Nguyễn Đức Dân nghiên cứuTri nhận thời gian trong tiếng Việt (số 12). Ly Lan đối chiếu Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (số 12). Về ẩn dụ theo cách hiểu truyền thống, Bùi Khánh Thế phân tích Chiều sâu tư tưởng và văn hoá qua các ẩn dụ trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 9).
Ngoài ra, Trịnh Cẩm Lan trình bày về Khái niệm khu vực ngôn ngữ châu Á và các khu vực ngôn ngữ ở châu Á (số 4). Trần Thị Ngọc Lang bàn về Chức năng văn hoá - xã hội của tiếng Việt ở Nam Bộ (số 5).
Trong lĩnh vực Ngữ dụng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 có nhiều bài nghiên cứu về các Hành vi ngôn ngữ. Trước hết Siriwong Hongsawan (Thái Lan) tiến hành Đối chiếu hành động bác bỏ gián tiếp thông qua hàm ý trong giao tiếp tiếng Thái và tiếng Việt (số 1). Đào Thanh Lan nêu Một số đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của nhóm vị từ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt (số 7) và Nhận diện hành động nài / nài nỉ trong tiếng Việt (số 11). Vũ Thị Nga tìm hiểu về Lời rào đón điều kiện sử dụng hành vi ở lời của phát ngôn trong giao tiếp tiếng Việt (số 8). Vũ Thị Thanh Hương chỉ ra Những tương đồng và khác biệt trong cách bày tỏ sự không hài lòng của người Việt và người Trung Quốc học tiếng Việt (số 9).Nguyễn Tú Quyên phân tích Chức năng của biểu thức sở chỉ biểu thị nhân vật trong các tác phẩm văn chương (số 8). Đinh Văn Đức - Bàn thêm về một vài khía cạnh dụng pháp của tính từ tiếng Việt (số 11). Đào Thị Vân nghiên cứu Về các kiểu Phần phụ Chú trong câu tiếng Việt có quan hệ thời gian với phần văn bản hữu quan(số 6).
Trong lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Hoà trình bày Một số đối lập giá trị văn hoá và quan niệm phổ biến trong giao tiếp liên văn hoá (số 5).
Trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 còn có một số bài viết về lí thuyết dịch thuật. Trước hết, về vấn đề lí thuyết dịch nói chung, Lê Hoài Ân có bài Bàn về chữ “đạt” trong dịch thuật (số 4). Lưu Trọng Tuấn nghiên cứu về Mô hình tịnh tiến toạ độ trong dịch thuật (số 2). Các bài viết về những vấn đề dịch thuật cụ thể có: Hoàng văn Vân nói về Một số vấn đề có liên quan đến việc dịch cụm danh từ trong các văn bản khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (số 4). Hoàng Thị Minh Phúc nêu Cách dịch biểu thức ngôn ngữ cố định trong văn bản khoa học kĩ thuật tiếng Anh sang tiếng Việt(số 6). Nguyễn Ngọc Long lưu ý về Vấn đề chuyển di khi sử dụng từ Hán Việt trong hoạt động dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt (số 3).
Ngoài những bài nghiên cứu chuyên sâu về lí luận thuộc các lĩnh vực chuyên ngành của ngôn ngữ học như đã trình bày, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2009 còn có nhiều bài viết thuộc những chuyên mục khác, đặc biệt là các chuyên mục phục vụ nhà trường. Đó là: Mục Ngôn ngữ và văn hoá có các bài viết: Nguyễn Văn Nở – Dấu ấn văn hoá - dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt (Trên cơ sở so sánh với tục ngữ các dân tộc khác) (số 3); Lã Thị Thanh Mai – Cách xưng hô Hàn – Việt (số 6); Phó Thị Mai - Đặc trưng văn hoá của lời chào trong tiếng Hán - nhìn từ góc độ giảng dạy ngoại ngữ (số 7).
Mục Đọc sách có các bài: Trần Thị Nhàn, Ngôn ngữ học đối chiếu (Bùi Mạnh Hùng, NXB GD, 2008)(số 3); Nguyễn Văn Khang – Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp(Nguyễn Văn Hiệp, NXB GD, 2008) (số 5) ; Lan Hương - Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ (tác giả: GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, NXB GD, 2008) (số 11).
Trong mục Dạy và học tiếng Việt có: Nguyễn Thị Ly Kha đề cập đến Một giải pháp cho chính tả phương ngữ (số 3) và Việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh tiểu học – nhìn từ sách giáo khoa (số 6). Lê Sử - Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản nghị luận từ phương diện ngôn ngữ (số 4). Vũ Thị Ân nghiên cứu về Về hiện tượng bỏ âm vị – tự vị của học sinh lớp 1 (số 5). Lâm Thị Hoà khảo sát Thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học(trên tư liệu học sinh tiểu học ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) (số 8). Lê Xuân Mậu viết về Kiến thức và biện pháp tu từ trong SGK Ngữ văn (số 10). Hoàng Cao Cương bàn về Dạy học sinh Jrai tiếng Việt dựa vào chuyển di ngữ pháp (số 9). Trần Thị Hông Hạnh có Một vài trao đổi về giảng dạy văn hoá Việt Nam cho sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành Việt ngữ học (số 11). Phạm Thị Hà và Trần Thị Minh - Thử thiết kế nội dung chương trình bộ sách mới dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (số 12).
Trong mục Tìm hiểu ngôn ngữ văn chương có các bài viết sau đây. Trương Xuân Tiếu - Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ của Nguyễn Du trong đoạn trích “Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Truyện Kiều) (Số 1). Hoàng Anh chỉ ra Một số kiểu kết thúc thường gặp trong phóng sự (số 2) và phân tích Các đặc điểm của đầu đề tác phẩm báo chí thể thao(qua khảo sát báo Thể thao hàng ngày, Bóng đá, Thể thao và Văn hoá (số10).Châu Minh Hùng phân tích Đặc sắc về ngôn ngữ và nhịp điệu trong tập thơ “ Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa(số 2). Cao Thị Hảo tìm hiểu Ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học & Phạm Duy Tốn (số 3). Võ Lý Hoà chỉ ra Các đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản tóm tắt (số 4). Lê Thị Thu Ngọc phân tích Phong cách ngôn ngữ thơ, bài “Đây Việt Bắc”(số 5). Minh Thương khảo sát Điển tích qua các tác phẩm ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại (số 5). Đinh Kiều Châu nêu Về một vài khía cạnh ngôn ngữ truyền thông với việc thiết kế thương hiệu (trên tư liệu tiếng Việt) (số 11). Đặng Lưu phân tích Tu từ cú pháp trong câu văn Nguyễn Tuân (số 12).
Trong chuyên mục Phân tích tác phẩm văn chương có: Lê Xuân Mậu phân tích Cấu trúc ngôn ngữ thơ trong Ngọn đèn đứng gác (Thử vận dụng lí thuyết thơ của Roman Jacovson) (số 1). Diệp Quang Ban - Thực hành Phân tích diễn ngôn (bài 1)“Lá rụng” (số 2).Trần Đức Hoàn có bài Cây tam cúc và giấc mơ xe hồng (số 3) và Ba cây tam cúc (số 6).Nguyễn Thanh Tú chỉ ra Những lớp sóng ngôn từ bi kịch trong Hồn Trương Ba da hàng thịt (số 6) . NgôThị Diễm Hằng - Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa từ cách nhìn biểu tượng văn hoá(số 12).
Trong mục Chữ và nghĩa, Lê Xuân Thại giải thích nghĩa của các yếu tố và các từ Hán Việt- Về lai lịch của tên gọi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông (số 3); Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ : Bách niên giai lão, cẩn tắc, đại để, hành dinh… (số 5);Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ: ái ngại, báo cô, cam kết, cam đoan, cật lực, đường hoàng (số 7) ; Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ:hàng hoá, hưởng ứng, khí hậu, lưu manh(số 9);Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong các từ : áp dụng, bảo hành, bị vong lục, bức xúc, đắc tội (số 12). Ngô Minh Nguyệt tìm hiểu Yếu tố cấu tạo từ chỉ người trong tiếng Hán(số 6).
Mục Thiết kế thử nghiệm bài học ngữ văn có: Vũ Thị Sao Chi – Tây tiến (số 3) và bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (số 9); Nguyễn Xuân Lạc – Thiết kế bài dạy “Chiếc thuyền ngoài xa"(Nguyễn Minh Châu) (Ngữ văn 12, tập 2) (số 6).
Mục Nhà văn và tác phẩm , Nguyễn Đức Tồn và Trần Thị Thuỳ Linh phân tíchPhong cách nhà văn Chu Lai qua thủ pháp so sánh (số 3); Hồ Thuý Ngọc chỉ ra Sự gặp gỡ giữa một bài thơ hay của Giả Đảo và hai câu thơ nổi tiếng của Chế Lan Viên,(số 6). Mục Diễn đàn dạy học ngữ văn,Lê Thị Ngọc Điệp nêu Nhận xét về thành ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học(số 12).
Số 12 có đăng Tổng mục lục các bài năm 2009.