Mở đầu chương trình TS. Đặng Thị Phượng, Phó Viện trưởng Phụ trách, Bí thư chi bộ Viện Ngôn ngữ học đã khẳng định: Hiện nay việc PCCC, CNCH là vấn đề rất được quan tâm. Năm 2023, công tác PCCC của Viện Ngôn ngữ học và Viện Nghiên cứu Con người đã được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả và duy trì tốt các quy định về bảo đảm an toàn PCCC, đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống tại trụ sở số 9 Kim Mã Thượng.
Buổi tập huấn nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến kiến thức Pháp luật PCCC, nâng cao nhận thức, quyền trách nhiệm công dân, công chức, viên chức và người lao động về việc đảm bảo an toàn PCCC; bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát nạn khi xảy ra sự cố, nâng cao chất lượng, hiệu hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở.
Trong buổi tập huấn, giảng viên Nguyễn Văn Cần đã điểm qua tình hình các vụ cháy nổ trên cả nước trong thời gian qua. Riêng Hà Nội mỗi ngày bình quân có 1 vụ cháy do chập điện hoặc từ nguồn lửa, nguồn nhiệt… Để có thể đảm bảo an toàn về PCCC chúng ta cần nắm rõ quy định tại điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như: Phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc bản chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; Quản lý tốt và sử dụng nguồn điện; Sử dụng thiết bị điện đúng tiêu chuẩn, thiết kế; Dây dẫn có tiết diện đủ lớn, có cách điện tốt; Sử dụng thiết bị điện (phụ tải) có thông số phù hợp với mạng điện; Không sử dụng thêm thiết bị (phụ tải) ngoài thiết kế… Đặc biệt, mỗi người dân trong đó có các cán bộ của 2 đơn vị cần nâng cao ý thức tuyên truyền về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng và cần nắm được các bước xử lý khi xảy ra cháy nổ.
Phát biểu bế mạc, TS Đặng Thị Phượng nhấn mạnh: "hy vọng sau buổi tập huấn về công tác PCCC và CNCH hôm nay, các cán bộ của hai đơn vị tại trụ sở số 9 Kim Mã Thượng sẽ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, nâng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH ở cơ sở". Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tập huấn:
Tin và ảnh: Nguyễn Giang