Điểm lại các bài viết trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2010 có thể càng thấy rõ những cống hiến khoa học của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho tạp chí Ngôn ngữ nói riêng và sự phát triển của ngành ngôn ngữ học nước nhà nói chung.
NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC TRÊN TẠP CHÍ NGÔN NGỮ NĂM 2010
TS Vũ Thị Sao Chi
Kể từ ngày thành lập 16/4/1969, tính đến nay, Tạp chí Ngôn ngữ đã tròn 42 tuổi! Là ấn phẩm chuyên ngành của Viện ngôn ngữ học và ngành Ngôn ngữ học có bề dày lịch sử, tạp chíNgôn ngữ đã thu hút, tập trung, công bố và phản ánh các thành tựu nghiên cứu nổi bật của ngành Ngôn ngữ học trong nước cũng như trên thế giới, nhất là các kết quả nghiên cứu về tiếng Việt, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các ngôn ngữ thuộc khu vực Đông Nam Á và các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới; trao đổi, thảo luận những vấn đề lí luận và ứng dụng ngôn ngữ học v.v...
Nhìn một cách tổng quát trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2010, các lĩnh vực chuyên ngành cơ bản, có tính truyền thống của ngôn ngữ học như: từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong cách, ngữ âm vẫn chiếm số lượng bài lớn nhất. Tiếp tục phục vụ công cuộc cải cách sách giáo khoa theo hướng dạy tích hợp ngữ và văn, cuối mỗi quý Tạp chí Ngôn ngữ vẫn cho ra số chuyên đềNgữ văn trong nhà trường và các bài viết dành cho ngôn ngữ trong nhà trường, nên các bài nghiên cứu phục vụ nhà trường chiếm tỉ lệ lớn thứ ba. Các chuyên ngành, khuynh hướng lí thuyết hiện đại mới ra đời được các nhà ngôn ngữ học tiếp nhận vào Việt Nam trong mấy chục năm gần đây như: ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp, gần đây là hướng nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận cũng chiếm số lượng bài ngày càng nhiều.
Đi sâu vào nội dung cụ thể từng mảng, trước hết phải kể đến các bài viết liên quan tới một sự kiện lớn của ngành Ngôn ngữ học trong nước - Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: “Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” do Viện Ngôn ngữ học tổ chức. Mở đầu số 1 năm 2010 là Diễn văn khai mạc Hội thảo của GS.TS Nguyễn Văn Khang, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Diễn văn đã khẳng định trong khoảng thời gian gần 20 năm trở lại đây, cuộc Hội thảo ngôn ngữ học này có quy mô lớn nhất, tương đương với quy mô của Hội nghị khoa học toàn quốc Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1979) và Hội thảo Ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quốc gia và phát triển (năm 1993). Bài diễn văn cũng đã xác định rõ mục đích của Hội thảo này là nhằm “Nâng cao vai trò và vị thế của ngôn ngữ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Tiếp đó, cũng trong số 1 năm 2010, tạp chí đã đăng toàn văn Lời phát biểu chào mừng Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Thay mặt Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đồng chí Phó Chủ tịch Viện đã nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương Hội thảo. Trong bài phát biểu này, Giáo sư Phó Chủ tịch Viện đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một chính sách ngôn ngữ phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ đang có nhiều biến động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay và thông qua Hội thảo này, các nhà nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ cùng với các nhà quản lí nhà nước, quản lí giáo dục, quản lí các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước sẽ thảo luận, bàn bạc để đưa ra được những đề xuất, kiến nghị về các giải pháp phục vụ cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ của Nhà nước ta trong giai đoạn mới CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
Cũng liên quan đến Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, còn phải kể đến một bài viết có nội dung hết sức quan trọng. Đó là bài Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếcủa GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Tác giả bài viết nhấn mạnh: “Việc đề ra chính sách ngôn ngữ (CSNN) đòi hỏi phải có sự cân nhắc thận trọng, tính đến nhiều mặt dựa trên thực tế đời sống ngôn ngữ của một nước, đặc biệt là đối với những quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngôn ngữ như Việt Nam. Điều đó có nghĩa là CSNN của một quốc gia phải căn cứ cụ thể vào cảnh huống ngôn ngữ của quốc gia đó. Chỉ có CSNN nào phù hợp với đặc điểm của các nhân tố thuộc cảnh huống ngôn ngữ thì mới khả thi và cho kết quả tốt đẹp”.
Tiếp theo là các bài viết về các bộ môn khoa học truyền thống của Ngôn ngữ học.
Về Ngữ âm học: Tạp chí Ngôn ngữ đã đăng những bài viết về các hiện tượng cụ thể trong ngữ âm tiếng Việt như: Hàm Man Tuyết - Giảng viên người Trung Quốc thuộc bộ môn tiếng Việt ở Đại học Bắc Kinh, Bàn thêm về sự đối xứng thanh điệu trong "âm Hán Nôm hóa" (số 4/2010); Mai Thị Kiều Phượng đưa ra Giải pháp số lượng phụ âm đầu trong tiếng Việt (số 5/2010). Bên cạnh đó còn có các bài nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm, hoặc bàn về các hiện tượng ngôn điệu như: Văn Tú Anh đưa ra Một số nhận xét về nhịp trong lời đọc bản tin tiếng Việt (số 9/2010); Lê Thị Nhung Bước đầu tìm hiểu ngữ điệu phát thanh chương trình thời sự tiếng Việt (số 9/2010).
Địa hạt Từ vựng - Ngữ nghĩa có số lượng bài viết nhiều nhất trong năm qua và nội dung của các bài viết cũng hết sức phong phú, hấp dẫn. Trước tiên là những bài viết đi sâu vào phân tích cấu tạo ngữ nghĩa - ngữ pháp của một số đơn vị từ vựng là thực từ trong tiếng Việt (có đối chiếu - so sánh với các ngôn ngữ khác), như: Hoàng Thị Châu phân tích Cấu tạo từ của hệ thống số đếm trong các ngôn ngữ (Những bài toán trong các con số)(số 1/2010); Lưu Quý Khương nêu Đặc trưng cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp chứa từ Mẹ và cách chuyển sang tiếng Anh (số 5/2010); Nguyễn Vân Phổ phân tích Nghĩa của từ mới (số 7/2010); Vũ Ngọc Hoa xem xét cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm Động từ ngôn hành cầu khiến trong văn bản hành chính(số10/2010); Trần Kim Phượng mô tả Từ hết trong tiếng Việt nhìn từ ba bình diện: Kết học, Nghĩa học và Dụng học (số 10/2010); Trư¬ng V¨n Vü nêu ra Những khuynh hướng biến đổi trong từ vựng tiếng Nga hiện nay và sự tác động từ phía xã hội(số 6/2010).
Đáng kể là hư từ - một từ loại rất khó xác định về nghĩa, nhưng đã có nhiều bài viết sâu sắc. Đó là: Lê Thị Thu Hoài phân tích, đối chiếu Liên từ "=>" (kéo theo) logic và liên từ tương ứng trong ngôn ngữ tự nhiên (số 2/2010); Lê Đông & Nguyễn Văn Chính khảo sát hoạt động củaTừ bèn trong tiếng Việt hiện đại (số 7/2010); Lª ThÞ Minh H»ng phân tích hư từ "Thế"/"vậy" dưới góc độ thực hành tiếng; Nguyễn Thị ̣ Thanh Ngân xem xét Vai trò của yếu tố xin trong câu ngôn hành tiếng Việt (số 8/2010); Đỗ Việt Hùng đưa ra Một cách giải nghĩa hư từ (số 10/2010); Nguyễn Đức Dân phân tích Con đường chuyển nghĩa của từ cơ bản: Trường hợp của lại(số11/2010), Lâm Uyên Bá Khảo sát từ kẻo về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng (số 12/2010).
Cũng trong lĩnh vực từ vựng-ngữ nghĩa, đặc biệt phải kể đến bài viết của Nguyễn Đức Tồn đưa ra một quan điểm mới, khác với các quan điểm trước đây về nghĩa của từ và cấu trúc nghĩa của từ với tựa đề Huyền thoại về cấu trúc nghĩa của từ (số 4/2010); §ç ViÖt Hïng nêu Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp (số 3/2010).
Ngoài ra trong lĩnh vực từ vựng - ngữ nghĩa còn có những bài viết về các đơn vị từ vựng lớn hơn từ, bao gồm: cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, như các bài: Triết lí tiếng Việt trong một thành ngữ phi lôgic của Nguyễn Đức Dân (số 6/2010); Nguyễn Mạnh Tiến Bàn thêm về các cấu trúcbao giờ đi và đi bao giờ (số 10/2010).
Trong lĩnh vực Ngữ pháp học, Bùi Minh Toán xem xét Vai nghÜa cña c¸c tham thÓ trong sù chuyÓn hãa cña vÞ tõ (sè 3/2010) và Tiếp cận câu hỏi chính danh từ bình diện ngữ nghĩa (số10/2010).
Trần Kim Phượng tổng quan Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt (số 3/2010); §ç Hång Dư¬ng đưa ra Một cách tiếp cận“chủ ngữ” từ góc độ loại hình học (số 2/2010) và một giải phápVề chủ ngữ trong một số kiểu câu có thành tố chỉ không gian đứng đầu (số 11/2010);NguyÔn ThÞ Thu Trang phân tích Kết tử lập luận vả lại trong tiếng Việt (số 4/2010); Từ Thu Mai Nhận xét về cấu trúc "Động từ + Thấy + X" trong tiếng Việt (số 8/2010); NguyÔn V¨n HiÖp phân tích Bæ ng÷ gi¶ vµ ®Þnh ng÷ biÓu c¶m trong tiÕng ViÖt (sè 5/ 2010) vànghiên cứu về Câu đặc biệt trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết điển mẫu (số 6/2010); Lê Thị Thơm xem xét Vị từ nói trong tiếng Việt (số10/2010); Nguyễn Hồng Cổn phân tích C¸c kiÓu cÊu tróc th«ng tin cña c©u ®¬n tiÕng ViÖt (số 11/2010).
Trong lĩnh vực Ngữ dụng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2010 có nhiều bài nghiên cứu về các hành vi / hành động ngôn ngữ như: Nguyễn Thị Lương xem xét Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt (số 3/2010) và Các hình thức giới thiệu trực tiếp của người Việt (số 10/2010); Lương Hinh viết về Các hình thức cảm ơn gián tiếp của người Việt (số 5/2010); Vũ Tố Nga phân tích đối chiếu Một vài điểm tương đồng trong cách bày tỏ quyết tâm thực hiện lời cam kết giữa tiếng Việt, tiếng Hàn và tiếng Trung (số 3/2010) và một kiểu Lời thề độc - lấy tính mạng ra để đảm bảo cho một lời cam kết của người Việt, người Hàn Quốc và người Trung Quốc(số 10/2010); NguyÔn H÷u Chư¬ng nhìn nhận về Câu đồng nghĩa sử dụng lối nói vòng (số 5/ 2010).
Lĩnh vực Phong cách học vẫn tiếp tục thu hút được nhiều bài viết, như: NguyÔn Th¸i Hoµ chiêm nghiệm về Cái thực, cái như thực và cái đẹp (số 1/2010); H÷u §¹t nhìn về Sự hình dung không gian trong nghĩa biểu tượng của thành ngữ (qua hai biểu tượng về “ ứng xử đạo đức” và “tự do”) (số 1/2010); TrÇn ThÞ Giang phân tích biện pháp dùng câu Hái - nghÖ thuËt lËp luËn trong t¸c phÈm Đường Cách Mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 1/2010); Nguyễn Thị Bích Hạnh khám phá BiÓu tượng "núi" trong ca từ Trịnh Công Sơn (số 1/2010); §ç Anh Vò hệ thống hoá và phân tích Một số tín hiệu thẩm mỹ đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính trước 1945 (số2/2010) và bài thơ "Chào nguyên xuân" và hành trình ẩn dụ ngôn từ của Bùi Giáng (số 6/2010);Qu¸ch ThÞ BÝch Thuû khai thác Thông điệp được mang chở qua lời nửa trực tiếp trong tuỳ bút Thăm thẳm bóng ngưêi (§ç Chu) (sè 2/2010); Lê Thị Tuyết Hạnh bình giá về Lời nửa t rực tiếp - hiện tượng làm nên nét phong cách tùy bút Thăm thẳm bóng người (Đỗ Chu) (số 6/2010); Đặng Thị Thu Hiền nhìn nhận Từ các phương tiện ngôn ngữ chiếu vật biểu thị tình yêu trong Truyện Kiềuđến quan niệm của Nguyên Du về tình yêu (số 4/2010); Phạm Thị Như Hoa phân tích Câu hỏi tu từ có tình thái hỏi - khẳng định trong thơ Chế Lan Viên (số 7/2010); Lưu Trọng Tuấn xem xétCấu trúc tu từ trong ngôn ngữ quảng cáo (số 8/2010); Đỗ Thị Hiên đánh giá về Sự đổi mới về giọng điệu trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Khải qua một số truyện ngắn tiêu biểu trước và sau 1975 (số 8/2010); Ph¹m Ninh & Hµ Nguyªn bình giá về một đặc điểm trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Chí Minh ở"Tuyên ngôn độc lập", áng văn bất hủ - âm vang từ những lời giản dị (số 9/2010); Hà Thanh Hải nghiên cứu về một kiểu ẩn dụ "Nền kinh tế là một cơ t hể sống": ẩn dụ ý niệm trong báo chí tiếng Anh và tiếng (số11/2010); Nguyễn Thanh Tú khám pháSức mạnh của nghệ thuật ẩn dụ trào phúng trong văn xuôi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (số 12/2010); Hà Minh Châu phân tích các đặc trưng của Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Vũ Bằng (số 12/2010).
Trong lĩnh vực Ngôn ngữ học lịch sử và Lịch sử tiếng Việt có các bài: Vũ Đức Nghiệu xem xét Một số điểm dị biệt về từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt trong ba văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII (Số 5/2010) và Hư từ trong bản giải âm "Truyền kì mạn lục" (số 11/2010); Nguyễn Đại Cồ Việt đưa ra Vài suy nghĩ về phân tầng lịch sử âm Hán Nôm hoá (số 4 và số 5/2010); Lã Thị Minh Hằng Khảo sát về bộ hoà và bộ mễ trong chữ Hán và chữ Nôm (số 8/2010); Trần Trí Dõi Thử tìm hiểu cách Hán Việt hoá tên riêng trong truyện cổ dân gian: Trường hợp truyện "Sự tích trầu cau" (số 11/2010); Bùi Duy Dương khảo sát Thành ngữ gốc Hán trong "Thiên Nam ngữ lục" (số11/2010).
Phương ngữ và Ngôn ngữ dân tộc thiểu số là những lĩnh vực nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Ở lĩnh vực này có các bài của Đoàn Văn Phúc nghiên cứu Về một số thổ ngữ Mudhur ở Gia Lai (số 2/2010) và một bài viết tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 53-CP với việc bảo tồn, phát huy ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số trong thời kì mới (số 9/2010); Nguyễn Sỹ Tuấn xem xét Về một số yếu tố mờ nghĩa gốc Môn-Khmer trong tiếng Việt hiện đại (số 6/2010); Phạm Ngọc Thưởng phân tích, đối chiếuCách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, số ít trong tiếng Nùng (xét trong mối liên hệ với tiếng Việt) (số 1/2010); Nguyễn Minh Hoạt khảo sát Tên riêng người Ê Đê (số 4/2010); Hồ Xuân Tuyên xem xét các Phương thức ghép trong địa danh Bạc Liêu (số 7/2010); Nguyễn Hữu Chỉnhbàn về Hiện tượng "ổng ảnh" trong tiếng Nam Bộ (số 12/2010).
Một vài thập kỉ gần đây, xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ liên ngành ngày càng phát triển, chẳng hạn như nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - xã hội học, ngôn ngữ - văn hóa,...Theo xu hướng này, trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2010 tiêu biểu có các bài: Đỗ Việt Hùng viết về Nhận thức giao tiếp hay văn hóa giao tiếp trong dạy học bản ngữ (số 8/2010); Nguyễn Thị Ngân Hoa xem xét Sự chuyển hoá những giá trị biểu trưng từ bình diện ngôn ngữ văn hoá vào ngôn ngữ thơ ca (qua nhóm từ ngữ biểu thị trang phục) (số 3/2010); Nguyễn Thị Bích Hạnh nhìn nhận vềÝ nghĩa biểu trưng của số 3 trong tín ngưỡng, văn hoá tộc người Mông (số 7/2010); Lương Hiền tìm hiểu về Giá trị văn hóa - quyền lực được đánh dấu qua hành động cầu khiến trong giao tiếp gia đình người Việt (số 10/2010); Lưu Văn Din xem xét Trường ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong ca dao, tục ngữ người Việt (số 9/2010); Nguyễn Lai đưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá về Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả Truyện Kiều qua bút pháp Nguyễn Du (số 12/2010).
Trªn t¹p chÝ Ng«n ng÷ n¨m 2010 cßn cã bµi viết vÒ lÜnh vùc dÞch thuËt củaHoµng V¨n V©n, Khái niệm tương đương trong lí luận và thực tiễn dịch thuật: tương đương theo nghĩa nào? (số 2/2010).
Đặc biệt trong năm 2010, trên tạp chí Ngôn ngữ còn có một số bài nghiên cứu những vấn đề lí thuyết mới của ngôn ngữ học thế giới, chẳng hạn như: DiÖp Quang Ban Giíi thiÖu s¬ bé: “Phª b×nh ng«n ng÷ häc” – sù nèi kÕt Ng«n ng÷ häc vµ V¨n häc trong giai ®o¹n sau cÊu tróc luËn vµ KÝ hiÖu häc (sè 7/2010); Hµ ThÞ TuyÕt Nga TiÕp cËn c¸c tiªu chÝ ®¸nh gi¸ søc sèng ng«n ng÷ (sè 7/2010); Nguyễn Lai Cảm nhận và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận (số 8/2010);Trần Văn Cơ Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt - Việt ngữ học tri nhận (số 11/2010 ).
Đặc biệt là, thực hiện nhiệm vụ khoa học - chính trị mà Viện KHXH đã giao cho Viện Ngôn ngữ học, để cung cấp những căn cứ lí luận và thực tiễn cho chiến lược hoạch định chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, hướng tới mục tiêu ban hành được một bộ luật ngôn ngữ ở Việt Nam, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2010 đã công bố hàng loạt các bài viết liên quan đến lĩnh vực quan trọng này như: Nguyễn Đức Tồn phân tích Nh÷ng c¬ së lÝ luËn vµ thùc tiÔn khi x©y dùng chÝnh s¸ch ng«n ng÷ cña ViÖt Nam trong thêi k× c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ vµ héi nhËp quèc tÕ (sè 1/2010) và giải quyết Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay (số 12/2010); Nguyễn Văn Khang xem xét Sự tác động của xã hội đối với ngôn ngữ và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay(số 8/2010); Trần Ngọc Thêm bàn Về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ và bảo tồn văn hoá trong kỉ nguyên toàn cầu hoá (số 9/2010); Dương Thị Thanh Hoa & Lan Hương giới thiệuMấy nét về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên (số 9/2010); Nguyễn Thị Thanh Huyền & Bình Thành phân tích Một số đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang(số 9/2010); Vương Toàn nhìn nhận về Tiếng Anh và chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam thời hội nhập (số 5/ 2010).
Ngoµi c¸c bµi nghiªn cøu chuyªn s©u thuộc các lĩnh vực ng«n ng÷ häc, trªn t¹p chÝNg«n ng÷ n¨m 2010 cßn cã c¸c bµi viÕt thuéc nh÷ng chuyªn môc kh¸c, ®Æc biÖt lµ c¸c chuyªn môc phôc vô nhµ trưêng. Chuyên mục mang tính truyền thống Ngôn ngữ trong nhà trường có các bài: Lê XuânThại bàn về Nên hay không nên dạy chữ nho cho học sinh phổ thông? (số 2/2010); Trần Thị Chung Toàn trao đổi về Chủ thể văn bản và vấn đề giảng dạy chủ thể văn bản tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam (số 4/2010); Nguyễn Thiện Nam thảo luận Về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (số 6/2010); Trần Thị Minh và Nguyễn Thị Ái Vân xem xét Khả năng sử dụng một số từ định vị và định hướng không gian của sinh viên Hàn Quốc khi học tiếng Việt (số 7/2010); Nguyễn Thị Ly Kha bàn về Sự cần thiết của nội dung "Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ Mầm non" trong chương trình đào tạo và bồi dưỡnggiáo viên Mầm non (số 6/2010); Nguyễn Thị Hồng Ngân chỉ ra Đặc điểm câu hỏi của giáo viên trên lớp học (số 3/2010).
Chuyên mục Nhà văn và tác phẩm: §Æng ThÞ H¶o T©m có hai bài: VËn ®éng héi tho¹i trong trÝch ®o¹n “tho¸t ra khái nghÞch c¶nh” (trÝch Hồn Trương Ba, da hàng thịt) (số3/2010) và Thương lượng nội dung hội thoại và mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với quần chúng nhân dân trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng (số 10/2010);Trương Xuân Tiếu Tìm hiểu nghệ thuật kết cấu và cách dùng từ ngữ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (số 9/2010); Lê Xuân Soan phân tích giá trị biểu đạt của Cặp phụ từ hô ứng càng… càng…” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (số 4/2010); Nguyễn Xuân Lạc cảm thụ Vẻ đẹp một bài thơ của Bác (Nhìn từ cấu trúc thơ Đường) - Báo Tiệp (số 6/2010); Bùi Thị Lân phân tích Chiến lược giao tiếp t rong lời Thúy Kiều ở đoạn trích "Trao duyên" t rong Truyện Kiều của Nguyễn Du (số 11/2010).
Mục Thiết kế thử nghiệm bài học ngữ văn có chùm bài viết của Vũ Thị Sao Chi: Cưới nàng (số 3/2010), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) (số 6/2010), Một cảnh tượng lạ lùng xưa nay chưa từng có bao giờ (Chữ Người tử tù của Nguyễn Tuân) (số 12/2010).
Mục Chữ và nghĩa, Lª Xu©n Th¹i có bài T×m hiÓu nghÜa cña yÕu tè H¸n ViÖt trong c¸c tõ: ChuÈn bÞ, Dư luËn, §Þa dư, Khổ sở, Nạp thái, Vu quy... (sè 6/2010).
Mục Ý kiến trao đổi đã đăng ý kiến của Nguyễn Cảnh Phức - Bàn về nghĩa của từ Sâm Thương trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập I (số12/2010); Lê Xuân Thại luận về nghĩa của một số từ ngữ trong bài viết với nhan đề Có đúng thế không? (số12/2010).
Mục Giới thiệu sách có bài của NguyÔn Hång Cæn §äc s¸ch:777 kh¸i niÖm ng«n ng÷ häc cña GS.TS NguyÔn ThiÖn Gi¸p (sè 4/2010); Lan Hương: Đọc sách "Cú pháp tiếng Việt" (Tác giả Nguyễn Văn Hiệp) (số 5/ 2010); Đức Nguyễn giới thiệu cuốn sách được tái bản -Việt ngữ tinh nghĩa từ điển - Tác giả: Long Điền Nguyễn Văn Minh (số 9/2010).
Mục Thông tin khoa học có bài viết Về một sự kiện đáng chú ý trong ngành Hán ngữ học của Nga (số 6/2010) của Giáo sư Nonna V. Stankevich.
Số 12 có đăng Tổng mục lục các bài năm 2010.
Điểm lại các bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2010 có thể càng thấy rõ những cống hiến khoa học của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho Tạp chí Ngôn ngữ nói riêng và sự phát triển của ngành Ngôn ngữ học nước nhà nói chung.