“Tết Nguyên đán” ở Việt Nam là chỉ tết truyền thống, tết cổ truyền (tết Âm lịch, Tết ta, ngày đầu năm Âm lịch). Trong khi đó, 元旦節(Nguyên đán tiết) ở Trung Quốc lại là tết Dương lịch (tết Tây, ngày đầu năm Dương lịch). Vì thế, nếu dịch “Tết Nguyên đán” sang tiếng Hán thành 元旦節 (Nguyên đán tiết) xét về mặt "chữ " thì đúng, nhưng nội dung thì lại là sai, mà phải dịch thành 春節 (Xuân tiết) mới đúng.
“Tết Nguyên đán” ở Việt Nam là chỉ tết truyền thống, tết Âm lịch, Tết ta, ngày đầu năm Âm lịch. Trong khi đó, 元旦節(Nguyên đán tiết) ở Trung Quốc lại là tết Dương lịch (tết Tây, ngày đầu năm Dương lịch). Tại sao có tình trạng trên?
Nguyên Đán ( 元旦) ở Trung Quốcvốn dùng để chỉ ngày mồng Một tháng Giêng của Nông Lịch ( Hạ Lịch hay Âm Lịch).
“Nguyên元” trong “Nguyên Đán” có nghĩa bắt đầu, thứ nhất.
“ Đán旦” là chữ tượng hình, Chữ “nhật 日” ở trên tượng trưng mặt trời, chữ “nhất 一” ở dưới tượng trưng mặt đất. Nghĩa là mặt trời vừa nhô khỏi mặt đất – một ngày mới bắt đầu.
Người ta ghép hai chữ “nguyên元” và “đán旦” lại với nhau để chỉ nghĩa một ngày bắt đầu của của năm mới.
Từ “Nguyên Đán 元旦” ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm. Ngày Nguyên Đán thời Trung Quốc Cổ Đại không phải là ngày 01 tháng 01 Dương lịch như Trung Quốc dùng ngày nay.
Tuy nhiên, ngày, tháng chỉ Nguyên Đán của các Lịch đại Trung Quốc cũng không thống nhất:
Thời Ân lấy ngày 01 tháng 12 Âm lịch;
Thời Hạ lấy ngày 01 tháng Giêng Âm lịch;
Thời Thương lấy ngày 01 tháng 12 Âm lịch;
Thời Chu lấy ngày 01 tháng 11 Âm lịch;
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất 6 nước, lại lấy ngày 01 tháng 10 âm lịch làm Nguyên Đán.
Đến năm Thái sơ đầu tiên Võ Hán Đế, Tư Mã thiên lập ra “Lịch Thái Sơ” thì lấy ngày 01 tháng Giêng âm lịch làm Nguyên Đán giống thời Hạ; cho nên còn gọi là “Hạ lịch”. Cách dùng này kéo dai tớiCách mạng Tân Hợi.
Sau khi lịch Tây (Dương lịch) truyền vào Trung Quốc, từ Nguyên Đán (元旦) được chuyển dùng cho Năm mới Dương lịch. Năm mới truyền thống (Âm Lịch) được gọi là Xuân tiết ( 春節).
Năm 1911, Tôn Trung Sơn lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi, lật đổ sự thống trị Mãn Thanh lập nên Trung Hoa Dân Quốc. Đại biểu Đô đốc các tỉnh dự Hội nghị tại Nam Kinh ra Quyết định sử dụng Công lịch ( Dương lịch, Lịch Tây). Gọi ngày 01 tháng Giêng Âm lịch là Xuân tiết ( 春節); gọi ngày 01 tháng 01 Dương lịch là Nguyên Đán ( 元旦), nhưng chưa chính thức.
Đến ngày 01 tháng 01 năm 1912, Tôn Trung Sơn nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời tại Nam Kinh, mới định ngày 01 tháng Giêng Âm lịch là Xuân tiết ( 春節); đổi ngày 01 tháng 01 Dương lịch làm “ Năm mới ” thứ nhất và gọi làNguyên Đán ( 元旦 ).
Ngày 27 tháng 9 năm 1949, Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị hiệp thương chính trị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đi đến Quyết định: “Kỷ nguyên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dùng theo kỷ nguyên Công lịch” (Tức là Dương lịch mà chúng ta thường gọi).
Để phân biệt 02 “năm mới” Âm lịch và Dương lịch, đồng thời xét thấy tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí của Âm lịch khớp vào dịp trước hoặc sau của Năm mới Âm lịch, Trung Quốc đổi ngày mồng Một tháng Giêng Âm lịch thành Xuân tiết ( 春節), định ngày 01 tháng 01 Dương lịch là Nguyên Đán (元旦) và quyết định toàn quốc nghỉ Tết này 01 ngày.
Tới đây thì chúng ta đã rõ Việt Nam ta vẫn sử dụng từ “tết Nguyên đán” cho tết Âm lịch như cũ không sửa đổi theo Trung Quốc, vì thế có sự khác biệt này.
Nếu ta dịch “Tết Nguyên đán” sang tiếng Hán thành 元旦節(Nguyên đán tiết)xét về mặt “chữ” thì đúng, nhưng nội dung lại thành sai, mà phải dịch thành春節 (Xuân tiết) mới đúng. Nguyên nhân như đã nói rõ ở trên.
Nguyễn Văn Chử
(Tp. Hồ chí Minh; ĐT: 0903904571)