Các luận án tiến sĩ ngôn ngữ học đã bảo vệ thành công tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước bắt đầu từ tháng 1 năm 2009 sẽ lần lượt được cập nhật giới thiệu tại đây (theo thời gian bảo vệ):
1. Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ tại An Giang (trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt – Hoa)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng. Mã số: 62 22 01 05
Người thực hiện: NCS. Hoàng Quốc
Hướng dẫn Khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Văn Khang & 2. TS. Phạm tất Thắng
Ngày bảo vệ: 28.2. 2009
NCS Hoàng Quốc và thầy hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Khang
Hội đồng Chấm luận án gồm: PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (chủ tịch HĐ); GS.TS Nguyễn Ngọc San (phản biện 1); GS.TS Trần Trí Dõi (phản biện 2); GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (phản biện 3); TS Bùi Thị Minh Yến (thư kí); GS.TS Nguyễn Như Ý (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đỗ Việt Hùng (Uỷ viên HĐ).
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 4 chương: Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến luận án. Chương 2: Bức tranh tổng quát của người Hoa với tiếng Hoa ở An Giang. Chương 3: Năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang. Chương 4: Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa và thái độ ngôn ngữ của học sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 5/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Hoàng Quốc.
2. Cấu tạo từ tiếng Ta ôi (trong sự so sánh với tiếng Việt)
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ. Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Nguyễn Thị Sửu
Hướng dẫn Khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Văn Phúc & 2. PGS.TS Tạ Văn Thông
Ngày bảo vệ: 07.3. 2009
NCS Nguyễn Thị Sửu đang trả lời câu hỏi
Hội đồng Chấm luận án gồm: PGS.TS Phạm Hùng Việt (chủ tịch HĐ); GS.TS Đinh Văn Đức (phản biện 1); PGS.TS Nguyễn Tương Lai (phản biện 2); GS.TS Lê A (phản biện 3); TS Nguyễn Thị Trung Thành (thư kí); GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đỗ Việt Hùng (Uỷ viên HĐ).
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết; Chương 2: Phương thức phụ tố; Chương 3: Phương thức láy;Chương 4: Phương thức biến âm;Chương 5: Phương thức ghép.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 5/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Nguyễn Thị Sửu.
3. Mạch lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ. Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Trần Thị Vân Anh
Hướng dẫn Khoa học: 1. GS.TS. Diệp Quang Ban & 2. PGS.TS Phạm Văn Tình
Ngày bảo vệ: 15.3. 2009
Hội đồng chụp ảnh lưu niệm với NCS Trần Thị Vân Anh
Hội đồng Chấm luận án gồm: PGS.TSKH Lý Toàn Thắng (chủ tịch HĐ); GS.TS Bùi Minh Toán (phản biện 1); GS.TS Phạm Đức Dương (phản biện 2); GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (phản biện 3); TS Trần Thị Nhàn (thư kí); PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đào Thanh Lan (Uỷ viên HĐ).
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết; Chương 2. Cấu trúc nội dung của Truyện Kiều với tư cách là cơ sở của việc khảo sát mạch lạc; Chương 3. Mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân trong Truyện Kiều; Chương 4. Mạch lạc qua quan hệ thời gian trong Truyện Kiều.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 3/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Trần Thị Vân Anh.
4. Định tố tính từ trong tiếng Việt
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ. Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Nguyễn Thị Nhung
Hướng dẫn Khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc & 2. PGS.TS Chu Bích Thu
Ngày bảo vệ: 21.3. 2009
Địa điểm: Viện Ngôn ngữ học, 9, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Hội đồng Chấm luận án gồm: PGS.TS PGS.TSKH Lý Toàn Thắng (chủ tịch HĐ); GS.TS Bùi Minh Toán (phản biện 1); PGS.TS Phan Mậu Cảnh (phản biện 2); GS.TS Đinh Văn Đức (phản biện 3); PTS Phạm Văn Tình (thư kí); GS.TS Lê Quang Thiêm (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đỗ Việt Hùng (Uỷ viên HĐ).
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận; Chương 2. Định tố tính từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc và bình diện ngữ nghĩa; Chương 3. Định tố tính từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc và bình diện ngữ dụng; Chương 4. Định tố tính từ tiếng Việt- Thực tiễn sử dụng.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 7/7 phiếu xuất sắc đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Nguyễn Thị Nhung.
5. Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ. Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Phạm Minh Tiến
Hướng dẫn Khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Ngày bảo vệ: 26.3. 2009
NCS. Phạm Minh Tiến chụp ảnh chung với Hội đồng và thầy hướng dẫn
Hội đồng Chấm luận án gồm: PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (chủ tịch HĐ); GS.TS Nguyễn Ngọc San (phản biện 1); GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (phản biện 2); PGS.TS Nguyễn Tá Nhí (phản biện 3); TS Phạm Tất Thắng (thư kí); PGS.TS Nguyễn Xuân Hoà (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Uỷ viên HĐ).
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 5 chương: chương 1: Cơ sở lí luận của luận án. Chương 2: Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt). Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt). Chương 4: Nét văn hoá - tư duy dân tộc trong thành ngữ so sánh tiếng Hán (trong sự đối chiếu với tiếng Việt). Chương 5: Phương thức chuyển dịch thành ngữ so sánh từ tiếng Hán sang tiếng Việt và vận dụng vào việc dạy học cho sinh viên Việt Nam.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 6/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Phạm Minh Tiến.
6. Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ. Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Vũ Thị Sao Chi
Hướng dẫn Khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn & 2. PGS.TS Nguyễn Thái Hoà
Ngày bảo vệ: 10.4. 2009
Hội đồng Chấm luận án gồm: GS.TS Nguyễn Văn Khang (chủ tịch HĐ); GS.TS Diệp Quang Ban (phản biện 1); GS.TS Đinh Văn Đức (phản biện 2); GS.TS Mai Ngọc Chừ (phản biện 3); PTS Phạm Văn Tình (thư kí); PGS.TS Vũ Đức Nghiệu (Uỷ viên HĐ); PGS.TS Đỗ Việt Hùng (Uỷ viên HĐ).
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về nhịp điệu và nhịp điệu trong văn học; Chương 2. Một số vấn đề về nhịp điệu trong thơ văn Việt Nam; Chương 3. Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 5/7 phiếu xuất sắc đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Vũ Thị Sao Chi
NCS. Vũ Thi Sao Chi trước giờ bảo vệ
7. Nghiên cứu trật tự từ câu đơn tiếng Anh trên bình diện kết học, nghĩa học, dụng học (có so sánh đối chiếu với tiếng Việt)"
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng. Mã số: 62.22.01.05
Người thực hiện: NCS. Phạm Thị Tuyết Hương
Hướng dẫn Khoa học: 1. GS.TSKH Lý Toàn Thắng 2. TS Hoàng Cao Cương
Ngày bảo vệ: 22.6.2009
Hội đồng chấm luận án gồm: 1. GS.TS Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội đồng; 2. GS.TS Diệp Quang Ban, phản biện 1; 3. PGS.TS Trần Hữu Mạnh, phản biện 2; GS.TS Bùi Minh Toán, phản biện 3, TS Trần Thị Nhàn, thư kí Hội đồng; GS.TS Nguyễn Hòa và PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương là ủy viên Hội đồng.
Luận án ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu trật tự từ tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 2: Nghiên cứu kết học và nghĩa học của trật tự từ kiểu SVO và SVC trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt); Chương 3: Nghiên cứu kết học và nghĩa học của trật tự từ kiểu SVA trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt); Chương 4: Các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trật tự từ của các cấu trúc SVO, SVC và SVA trong tiếng Anh, xét trên bình diện ngữ dụng (đối chiếu với tiếng Việt).
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 3/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Phạm Thị Tuyết Hương.
Ảnh: NCS Phạm Thị Tuyết Hương đang trả lời câu hỏi của Hội đồng
8. Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt (trên tư liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mỹ)
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Nguyễn Linh Chi
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng
Bảo vệ ngày: 27.7.2009
Hội đồng chấm luận án gồm: PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (Chủ tịch Hội đồng), GS.TS Bùi Minh Toán (Phản biện 1), PGS.TS Trịnh Đức Hiển (Phản biện 2), GS.TS Diệp Quang Ban (Phản biện 3), PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương (Thư kí), GS.TS Mai Ngọc Chừ (Uỷ viên), TS. Nguyễn Văn Chiến (Uỷ viên)
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 4 chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận về lỗi và phân tích lỗi khi học ngôn ngữ thứ hai; Chương 2: Lỗi về từ vựng; Chương 3: Lỗi về ngữ pháp; Chương 4: Các giải pháp chữa lỗi
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 3/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Nguyễn Linh Chi.
NCS Nguyễn Linh Chi chụp ảnh lưu niệm cùng với các thầy cô trong Hội đồng
9. Danh ngữ tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng Mã số: 62.22.01.05
Người thực hiện: NCS. Đặng Ngọc Hướng
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Văn Quế, TS Trần Đại Nghĩa
Bảo vệ ngày: 03.8.2009
Hội đồng chấm luận án gồm: PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (Chủ tịch Hội đồng), GS.TS Nguyễn Hoà (Phản biện 1), GS.TS Diệp Quang Ban (Phản biện 2), PGS.TS Võ Đại Quang (Phản biện 3), TS Nguyễn Thị Thanh Bình (Thư kí), GS.TS Đinh Văn Đức (Uỷ viên), PGS.TS Nguyễn Văn Độ (Uỷ viên).
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 4 chương: Chương 1: Những đặc tính cơ bản của danh ngữ tiếng Anh; Chương 2: Danh ngữ cơ sở tiếng Anh; Chương 3: Danh ngữ mở rộng tiếng Anh, Chương 4: Danh ngữ tiếng Anh đối chiếu với danh ngữ tiếng Việt.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 3/7 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Đặng Ngọc Hướng.
10. Đặc điểm đối dịch tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại
NCS Nguyễn Ngọc Long chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng và thầy hướng dẫn
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01
Người thực hiện: NCS. Nguyễn Ngọc Long
Hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang
Bảo vệ ngày: 24.9.2009
Hội đồng chấm luận án gồm: PGS.TS Nguyễn Đức Tồn (Chủ tịch Hội đồng), GS.TS Nguyễn Ngọc San (Phản biện 1), GS.TS Hoàng Trọng Phiến (Phản biện 2), GS.TS Lê Quang Thiêm (Phản biện 3), TS Nguyễn Thị Tân (Thư kí), PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Uỷ viên), PGS.TS Vũ Văn Đại (Uỷ viên).
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 5 chương: Chương 1: Một số vấn đề về lí luận dịch thuật Chương 2: Một số vấn đề về lí thuyết dịch Trung Hoa; Chương 3: Một số vấn đề tác động đến tác động đến quá trình dịch Hán - Việt; Chương 4: Khảo sát dịch Hán - Việt đối với thành phần trạng ngữ; Chương 5: Khảo sát dịch Hán - Việt đối với từ xưng hô.
Hội đồng đã thống nhất thông qua bằng cách bỏ phiếu kín với 6/6 phiếu tán thành (PGS.TS Vũ Văn Đại vắng mặt), trong đó có 4/6 phiếu xuất sắc; đồng thời thông qua Quyết nghị, đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngôn ngữ học cho NCS Nguyễn Ngọc Long.