Thực hiện công văn số 222/KHXH-QLKH của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc lập kế hoạch khoa học năm 2015, căn cứ vào định hướng chuyên môn nghiên cứu của các Phòng, Trung tâm, Viện Ngôn ngữ học đã tiến hành xây dựng hệ đề tài cấp Bộ và cấp cơ sở năm 2015 - 2016. Ngày 13/03/2014, Hội đồng khoa học của Viện đã họp để xét duyệt hệ đề tài này.
Về hệ đề tài cấp Viện 2015 Hội đồng đánh giá các đề tài đều gắn với luận văn, luận án mà cán bộ trẻ đang làm và đúng với định hướng chuyên môn chung của phòng/trung tâm. Trong số 26 đề tài đăng kí Hội đồng khoa học chỉ đề nghị 7 đề tài cần chỉnh sửa tên để hợp lí hơn.
Riêng hệ đề tài cấp Bộ 2015-2016 có 10 đề tài đăng kí, nhưng qua trao đổi với Ban tài chính thì với mức kinh phí dự kiến phân bổ và theo tỉ lệ hệ đề tài cấp Bộ không được quá 50%, hệ đề tài cấp Viện không dưới 30% tổng kinh phí của Viện Ngôn ngữ học, chỉ có tối đa 8 đề tài cấp Bộ được duyệt.
Theo chủ trương của lãnh đạo Viện, tất cả các chủ nhiệm đề xuất đề tài cấp Bộ đều được mời trình bày, sau đó Hội đồng khoa học trao đổi, chất vấn trực tiếp và cuối cùng là bỏ phiếu kín. Dĩ nhiên, các đề tài có số phiếu tín nhiệm không cao sẽ chuyển xuống làm đề tài cấp Viện, với quy mô nhỏ hơn.
Theo kết quả bỏ phiếu thì các đề tài của Phòng ngữ âm, Phòng từ vựng, Phòng ngữ pháp, Phòng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Phòng ngôn ngữ học xã hội, Phòng ngôn ngữ học ứng dụng, Trung tâm phục hổi chức năng ngôn ngữ và Trung tâm phổ biến ngôn ngữ có số phiếu cao hơn cả (Phòng phương ngữ và lịch sử tiếng Việt không đề xuất đề tài cấp Bộ).
Tuy nhiên, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, góp ý và phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học, GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học đã có những cân nhắc riêng và kí quyết định đề nghị Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đồng ý 08 đề tài cấp Bộ (có khác kết quả bỏ phiếu) và 28 đề tài cấp cơ sở. Theo Viện trưởng, tất cả đề tài đều có nội dung khoa học mới, phù hợp với định hướng nghiên cứu của các Phòng/Trung tâm chuyên môn nói riêng và của toàn Viện nói chung. Các đề tài này sẽ được Viện Ngôn ngữ học đề xuất cụ thể lên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để tiếp tục được thẩm định.
Danh sách cụ thể các đề tài được đề nghị:
I. Đề tài cấp Bộ:
Stt |
Tên đề tài
|
Chủ nhiệm đề tài
|
1.
|
Ngữ pháp tiếng Gia-rai
|
PGS.TS. Đoàn Văn Phúc
|
2.
|
Ngữ điệu biểu cảm trong tiếng Việt
|
PGS. TS Vũ Kim Bảng
|
3.
|
Trường nghĩa biểu vật của từ địa phương tiếng Việt (dưới góc nhìn của ngôn ngữ - văn hóa)
|
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
|
4.
|
Ngôn ngữ sử dụng trong dạy-học ở trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
|
PGS. TS Vũ Thị Thanh Hương
|
5.
|
Cơ sở lý luận và thực tiễn để phân định trình độ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam
|
TS. Mai Xuân Huy
|
6.
|
Ngôn ngữ giao tiếp tiền học đường của trẻ khiếm thính ở Việt Nam
|
TS. Đỗ Thị Hiên
|
7.
|
Khảo sát thái độ ngôn ngữ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo và biển hiệu của các cửa hàng (Trên cứ liệu điều tra theo phân tầng xã hội ở Hà Nội)
|
TS. Nguyễn Thị Kim Loan
|
8.
|
Phong cách học định lượng trong ngôn ngữ (Trên tư liệu tiếng Việt)
|
TS. Vũ Thị Sao Chi
|
II. Đề tài cấp cơ sở:
STT
|
Tên đề tài
|
Chủ nhiệm đề tài
|
1.
|
Cú pháp tiếng Việt từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
|
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
|
2.
|
Đặc điểm của ngôn ngữ mạng tiếng Việt
|
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
|
3.
|
Vấn đề chuẩn hóa những trường hợp sử dụng chưa thống nhất trong tiếng Việt hiện nay
|
GS.TS. Nguyễn Đức Tồn
|
4.
|
Về nhóm tiểu từ tình thái trong các phương ngữ Việt
|
TS. Bùi Thị Minh Yến
|
5.
|
Xác định các đặc trưng khu biệt âm vị học các phát ngôn tiếng Việt
|
NCS Bùi Đăng Bình
|
6.
|
Khảo sát một số mô hình ngữ điệu tường thuật trong tiếng Việt
|
ThS. Vũ Thị Hải Hà
|
7.
|
Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi (có đeo máy trợ thính) ở Hà Nội
|
ThS. Văn Tú Anh
|
8.
|
Sử dụng “trò chơi đóng vai” nhằm nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ
|
ThS. Nguyễn Thị Giang
|
9.
|
Hư từ tiếng Việt trong bản giải nghĩa Thiền tông khoá hư ngữ lục
|
ThS. Vũ Thị Hương
|
10.
|
Hiện tượng lặp đại từ, phó từ, số từ trong một số văn bản tiếng Việt giai đoạn cổ, trung đại
|
ThS. Trần Hương Thục
|
11.
|
Nghiên cứu sự biến đổi hệ thống thanh điệu tiếng Sơn Tây
|
ThS. Nguyễn Tài Thái
|
12.
|
Một số hình thức khởi xướng lời giải thích (repair) trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt
|
ThS. Trần Thuỳ An
|
13.
|
Ẩn dụ bản thể trong thơ Xuân Quỳnh
|
ThS. Phạm Thị Hương Quỳnh
|
14.
|
Tìm hiểu cấu tạo danh ngữ của trẻ từ 3 – 5 tuổi
|
ThS Quách Thị Bích Thuỷ
|
15.
|
Nghiên cứu khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt
|
ThS. Phạm Văn Lam
|
16.
|
Các tín hiệu ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945
|
ThS. Đỗ Anh Vũ
|
17.
|
Ngữ nghĩa của nhóm từ tri giác về ẩm thực trong tiếng Việt
|
ThS. Nguyễn Thị Thùy
|
18.
|
Tìm hiểu trường từ vựng về quân sự trong một số tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn 1954 - 1975
|
ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
|
19.
|
Lớp từ gốc Tai-Kadai trong tiếng Việt và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Tai-Kadai
|
ThS. Phan Lương Hùng
|
20.
|
Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy giới từ tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp giới từ TO)
|
ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
|
21.
|
Hành động mời trong gia đình người Việt từ góc độ quyền lực
|
ThS. Lê Thanh Hương
|
22.
|
Đặc điểm của ngôn ngữ cơ thể (body language) trong giao tiếp giữa các giới của người Việt thời phong kiến (trên cơ sở tư liệu một số tác phẩm văn học)
|
ThS. Nguyễn Thị Phương A
|
23.
|
Đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo trên VOV
|
ThS. Nguyễn Thị Phương B
|
24.
|
Đặc điểm từ vựng-ngữ nghĩa của các từ tiếng Việt có nguồn gốc Phật giáo
|
ThS. Lê Thị Lâm
|
25.
|
Hành động xin xét từ góc độ lịch sự
|
ThS. Lương Thị Mơ
|
26.
|
Khảo sát và nghiên cứu các giáo trình tiếng Việt trình độ C hiện có ở Việt Nam
|
ThS. Nguyễn Thị Phương Thùy
|
27.
|
Khảo sát một số mô hình ngữ điệu nghi vấn tiếng Việt
|
CN. Đinh Thị Hằng (sẽ bảo vệ ThS trong năm 2014)
|
28.
|
Đối chiếu đặc điểm từ ngữ của các bản hiến pháp Việt Nam dưới tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội
|
CN.Nguyễn Thị Ly Na (sẽ bảo vệ ThS trong năm 2014)
|