Với 103 bài, Tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 đã bao quát được toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: Ngữ âm học, từ vựng-ngữ nghĩa, phong cách học, ngữ pháp học và ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ học lịch sử và phương ngữ học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp,...
GS.TS Nguyễn Đức Tồn
Năm 2011 tạp chí Ngôn ngữ đã công bố 103 bài. Bài này sẽ trình bày tổng quát những vấn đề ngôn ngữ học trong nội dung các bài viết đó.
Trước hết trong địa hạt Ngữ âm học có bài Những thay đổi ở cấp độ ngữ âm trong tiếng Nga hiện nay của Trương Văn Vỹ [4,65-68]. Tác giả chỉ ra nhữngthay đổi chủ yếu ở cấp độ ngữ âm trong tiếng Nga hiện nay. Đa số những biến đổi này thường diễn ra theo hướng lệch khỏi chuẩn mực của tiếng Nga. Đó là những biến đổi liênquan đến các âm tố, cách phát âm và cấu trúc ngữ âm, trọng âm và ngữ điệu tiếng Nga, trong đó đặc biệt là trọng âm có những biến đổi mạnh nhất. Cuối cùng là những thay đổi liên quan đến nhịp, phách, sự ngắt câu, sự phân đoạn ngữ lưu của lời nói Nga.
Trong lĩnh vực từ vựng-ngữ nghĩa, trước hết có một số bài viết dành cho vấn đề cấu tạo từ và ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt.
Nguyễn Đức Tồn bàn lại Về các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt từ góc độ nhân thức và bản thể ([8,1-10] và [9,1-5]). Từ góc độ nhận thức và bản thể, dựa vào các cứ liệu phương ngữ và ngữ âm lịch sử, tác giả đã chứng minh rằng trong tiếng Việt chỉ có các phương thức cấu tạo từ: phương thức chuyển âm hay biến âm, phương thức chuyển loại - hai phương thức này tương tự như phương thức sinh sản vô tính ; và phương thức ghép - tương tự như phương thức sinh sản hữu tính, trong sinh vật học. Tiếng Việt không có cái gọi là “phương thức từ hoá hình vị”. Còn phương thức láy chỉ để tạo ra các dạng láy song tiết lâm thời của tính từ. Tiếng Việt không có phương thức cấu tạo từ láy, nghĩa là tiếng Việt không có từ láy. Các kết hợp song tiết xưa nay bị lầm tưởng là từ láy toàn bộ chẳng qua là sản phẩm của phương thức lặp ngữ pháp biểu hiện ý nghĩa số nhiều (đối với danh từ), hoặc ý nghĩa “ lặp đi lặp lại có tính chất chu kì hay liên tục”(đối với động từ) (ví dụ: nhà nhà, ngành ngành; cười cười, nói nói…). Còn các kết hợp song tiết xưa nay bị lầm tưởng là từ láy bộphận, bao gồm từ láy âm hoặc từ láy vần, thì chẳng qua đó chỉ là sản phẩm của phương thức ghép theo quan hệ đẳng lập của các âm tiết hoặc có quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên, hoặc do đồng hoá ngữ âm mà có, hoặc do cấu tạo từ theo lối ghép loại suy, hoặc là do ghép đẳng lập hai biến thể ngữ âm của cùng một âm tiết gốc. Trường hợp cuối cùng – các “từ giả láy vần” được tạo ra do ghép đẳng lập hai biến thể ngữ âm của cùng một âm tiết gốc - là một phát hiện mới của tác giả bài viết này. Cụ thể là bài viết đã chứng minh rằng: Các âm đầu có quan hệ đối xứng trong các đơn vị xưa nay được coi là “từ láy vần” vốn là dấu vết của các âm đầu là phụ âm kép trong tiếng Việt cố. Các phụ âm kép ấy đã biến đổi theo hướng hoặc rụng bớt một thành tố hoặc nhập lại thành một phụ âm đơn khác. Những biến thể phụ âm đầu này kết hợp với cùng một phần vần của âm tiết, tạo ra những âm tiết mới với tư cách là những biến thể ngữ âm của cùng một âm tiết gốc cổ. Sau đó hai biến thể ngữ âm của cùng một âm tiết gốc đã được ghép lại với nhau theo quan hệ đẳng lập tạo thành đơn vị song tiết khiến các nhà nghiên cứu lầm tưởng là từ láy. Ví dụ: *mlanh -> lanh và tr/chanh, nên có lanh tr/chanh;* t’loi -> thoi và loi nên có thoi loi; *klông -> lông và công, do đó có lông công; *klanh-> lanh và canh, do đó có lanh canh v.v…
Đi vào vấn đề cụ thể của cấu tạo từ tiếng Việt, Đỗ Việt Hùng nêu Xác định đặc điểm cấu tạo từ trên cơ sở cấu trúc nghĩa [2,29-33]. Để làm rõ bản chất các kiểu cấu tạo và chỉ ra vai trò quan trọng của các kiểu ý nghĩa trong việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ, bài viết chọn mô hình nghĩa của các từ ghép trong sự so sánh với các từ đơn để khảo sát và đưa ra giải pháp xác định cấu tạo từ xuất phát từ cách thức xác định nghĩa cho từ. So sánh hai đơn vị,chẳng hạn: hạt dưa và hạt thóc, nhìn về mặt hình thức, hai đơn vị này, về cơ bản, rất giống nhau. Nhưng chúng thuộc các kiểu nghĩa khác nhau nên thuộc về các kiểu cấu tạo khác nhau. Nếu hạt dưa có kiểu ý nghĩa mô hình I của từ ghép chính phụ (AB là một loại A + đặc điểm riêng nào đó -hạt dưa là một loại hạt,…); thì hạt thóc không có kiểu ý nghĩa đó (hạt thóc là thóc tồn tại ở dạng hạt - hạt là loại từ khi kết hợp với thóc, tương tự như các trường hợp con gà, cái áo,… Đó là cụm từ, do hai từ kết hợp với nhau - không phải từ ghép chính phụ…
La Văn Thanh, tác giả là người Trung Quốc, có bài Một vài nhận xét về tổ hợp song tiết Hán Việt Việttạo trong tiếng Việt hiện đại [7,41-48]. Bài viết cho thấy với khả năng hoạt động và khả năng tạo từ của yếu tố Hán Việt, người Việt đã tạo ra các tổ hợp Hán Việt mới, gọi là tổ hợp song tiết Hán Việt Việt tạo. So với tiếng Hán, chúng tương đương với 03 kiểu của tiếng Hán hiện đại: 1) Rút gọn từ tố; 2) Cùng nguồn gốc nhưng khác hình thức; 3) Hoàn toàn tự tạo theo tư duy người Việt.Hai hình thức đầu là sự thay đổi hình thái - cấu trúc của tiếng Hán để phù hợp với tiếng Việt; hình thức sau thể hiện sự "tự tạo" của tiếng Việt, cũng phản ánh sự phân hoá của chúng khi ở trong tiếng Hán và ở trong tiếng Việt. Từ đây, tác giả cũng nhận thấy tổ hợp song tiết Hán Việt Việt tạo một là kiểu tạo tổ hợp của tiếng Việt, mang ý nghĩa mới so với tiếng Hán, nhưng truy tìm về nguồn gốc thì phần lớn vẫn còn có quan hệ với từ / yếu tố Hán cổ.
Nghiên cứu về nghĩa và cấu trúc nghĩa của từ trong tiếng Việt có các bài viết sau đây.
Trước hết, các đồng tác giả Nguyễn Đức Tồn và Nguyễn Thanh Ngà có bài về Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ kích thước trong tiếng Việt [3,1-14]. Bài viết đã phân tích ngữ nghĩa, xây dựngmô hình cấu trúc nghĩa chung của toàn nhóm tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt cùng với các nghĩa vị (hay nét nghĩa) và các tiền giả định của chúng. Các tác giả rút ra 5 kết luận, trong đó đáng chú ý là kết luận thứ tư sau đây: các nghĩa vị hay nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa các từ nói chung, các từ chỉ kích thước nói riêng, có 2 loại quan hệ cấp bậc đều phi tuyến tính. Đó có thể là quan hệ bao và bị bao, hoặc là quan hệ nguyên cấp (bậc 1) và thứ cấp (bậc 2). Trong cấu trúc nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước, siêu nghĩa vị phạm trù "chỉ kích thước" là quan trọng nhất vì nó là nghĩa vị bao và kéo theo các nghĩa vị khác còn lại là các nghĩa vị bị bao. Các nghĩa vị hạt nhân hay trung tâm của các tính từ chỉ kích thước là các nghĩa vị nguyên cấp (hay bậc 1) phản ánh các đặc trưng có giá trị khu biệt kích thước sự vật, hai nghĩa vị ngoại vi còn lại là các nghĩa vị thứ cấp (hay bậc 2) phản ánh các đặc trưng không có giá trị khu biệt kích thước sự vật.
Hoàng Dũng và Tăng Thị Tuyết Mai bàn về Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt [12,38-46]. Bài viết đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện hơn về vấn đề tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng dựa trên việc khảo sát một số lượng lớn các đơn vị từ ngữ tiếng Việt có biểu hiện về sắc thái ngữ nghĩa: danh từ đơn vị và kết hợp láy xuất phát từ vị từ trạng thái. Lần đầu tiên các tác giả đưa ra một quy trình xác lập sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa và thứ tự ưu tiên trong việc kết hợp sắc thái ngữ nghĩa tốt / xấu.
Phạm Hùng Dũng thảo luận về Phép ẩn dụ biểu hiện ý nghĩa "cực cấp" [12, 65- 69]. Trong tiếng Việt có rất nhiều biểu thức biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, có thể là từ hoặc ngữ, chẳng hạn: Từ: ắp, đanh, đầm, đẫm...; Ngữ: béo nục, béo núc, cao vót, tối cao,tối thượng...Bên cạnh đó, tiếng Việt còn dùng những phương tiện tu từ, thường là ẩn dụ, để biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” về tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở phân tích ngữ liệu khá phong phú, bài viết kết luận ngoài sự vật / hiện tượng trong thế giới khách quan là nguồn ẩn dụ, các bộ phận cơ thể người là nguồn ẩn dụ biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” hết sức tinh tế và sinh động mà bất cứ người bản ngữ nào cũng cảm nhận được.
Đặng Thị Hảo Tâm có bài viết về Trường từ vựng - ngữ nghĩa“ món ăn” và ý niệm “con người” [5,25-34]. Tác giả đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ có tính xuyên trường giữa các nét nghĩa tạo nên cấu trúc biểu niệm của tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn (trường nguồn / miền nguồn) với trường đích / miền đích được tạo nên bởi những kinh nghiệm hàng ngày tự động và vô thức. Theo tác giả, mối liên hệ đó phản ánh hiện tượng đồng nhất phổ quát dẫn tới việc phát triển thành các ẩn dụ ý niệm, vì thế, có thể giúp hiểu và diễn đạt một khái niệm trừu tượng thuộc về bản thân con người, con người trong sự tương tác với những cá thể khác, thông qua khái niệm món ăn hết sức cụ thể và gần gũi.
Tác giả phân trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn thành các tiểu trường: Tên gọi món ăn; Mùi vị món ăn; Hoạt động của con người thưởng thức món ăn; Cảm giác của con người đối với món ăn.
Bài viết chỉ ra ý niệm Con người là món ăn có 3 ý niệm bậc dưới: a) Vẻ bề ngoài của conngười là hình thức món ăn,Thí dụ: Da bánh mật, Má bánh đúc, Vú bánh giầy,..; .b) Thế giới nội tâm của con người là món ăn, Thí dụ: Người Ý gặm nhấm nỗi đau; Tôi khát thèm được chia sẻ; ...
Ý niệm Thế giới nội tâm của con người là món ăn có 2 ý niệm bậc dưới:
a) Tình cảm của con người là món ăn. Thí dụ: Tình cảm mặn nồng, Tình cảm nhạt nhẽo, .... ; b) Tình dục là món ăn, Thí dụ: Chắc hắn chén cô ta lâu rồi; Loại người ấy thấy con gái đẹp là cứ muốn ăn tươi nuốt sống ngay...
3. Ý niệm Địa vị, phẩm chất của con người là món ăn, thí dụ: Ăn mày đòi xôi gấc; Ăn chực đòibánh chưng; ..
Ý niệm Phẩm chất con người là món ăn được thể hiện qua rất nhiều cách nói. Chẳng hạn: Ăn gì mà giỏi thế; Ăn gì mà ngu/ dốt/ đoảng thế; ...
Trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có các bài nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, vấn đề xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ.
Nguyễn Đức Tồn tiếp tục đề cập đến Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay [1,1-10] (phần đầu đã in trong số 12 năm 2010).Bài viết là tuyên ngôn về lí luận của tác giả để triển khai các công trình nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực thuật ngữ học, làm kim chỉ nam cho việc xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ trong các chuyên ngành cụ thể. Trước hết tác giả bàn đến Định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ. Theo Nguyễn Đức Tồn, việc chọn đặc trưng bản chất hay không bản chất để làm cơ sở định danh sự vật, hiện tượng gắn với hai loại đối tượng / khái niệm được định danh:
Một là, việc chọn đặc trưng để làm cơ sở định danh cho những đối tượng hay khái niệm“ngây thơ”, thuộc đời sống có thể có những trường hợp không cần chọn đặc trưng bản chất, miễn là đặc trưng ấy đủ để khu biệt giúp nhận diện được đối tượng hay khái niệm cần định danh.
Hai là, để làm cơ sở định danh cho những đối tượng hay khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn thì cần chọn đặc trưng quan trọng và thuộc bản chất của chúng. Ví dụ : Clor:thuật ngữ có gốc từ Hy Lạp khlôros (có nghĩa là “xanh lá cây”) ; Fluor: (ký hiệu F) – thuật ngữ có gốc từ tiếng Latinh fluor (có nghĩa là "trôi chảy, lưu động"), v.v...
Chính vì khi định danh các khái niệm / đối tượng thuộc một chuyên ngành khoa học hay lĩnh vực chuyên môn, người ta phải chọn các đặc trưng bản chất của khái niệm hay đối tượng cần định danh, mà đặc trưng bản chất này thì ai cũng nhận thấy và dễ dàng chọn lựa, cho nên chúng ta mới thường nhận thấy hiện tượng các thuật ngữ của một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn trong các ngôn ngữ khác nhau thường có hình thái bên trong giống nhau. Theo tác giả, có thể coi đây là mặt biểu hiện thứ hai của tính quốc tế của thuật ngữ . Ví dụ: tiếng Anh: import licence; tiếng Pháp:licence d’importation; tiếng Nga: импортная лицензия; tiếng Việt: giấy phép nhập khẩu, v.v...
Tiếp theo bài viết bàn đến Vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Theo tác giả, căn cứ vào tính quốc tế của thuật ngữ và xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, thuật ngữ chỉ được các nhà khoa học / nhà chuyên môn vốn có trình độ ngoại ngữ khá sử dụng trong phạm vi giao tiếp khoa học / chuyên môn với nhau, bởi vậy, trừ các thuật ngữ đã được vay mượn từ lâu, được Việt hoá về ngữ âm hoặc về cách viết, đã quen dùng, có thể được giữ nguyên như hiện tại đang sử dụng, còn các thuật ngữ mới được vay mượn hiện nay và trong tương lai thì nên mượn theo nguyên dạng thuật ngữ. Khi đó có thể tránh được mọi phiền phức xảy ra do sự phiên âm thuật ngữ. Đối với các thuật ngữ đã được phổ thông hoá và được toàn dân sử dụng trong giao tiếp thường nhật và được phản ánh trên báo chí thì chúng vẫn được viết nguyên dạng, bên cạnh có chú phiên âm cách đọc. Khi thuật ngữ đó đã trở nên quen thuộc thì bỏ việc chú cách đọc này. Do việc vay mượn nguyên dạngcủa thuật ngữ viết bằng chữ Latin nên sự có mặt của các con chữ và một số kết hợp âm vị không có trong tiếng Việt là điều đương nhiên. Song không nên quan niệm "đó là sự chấp nhận vào bảng chữ cái tiếng Việt một số ít chữ cái ngoại lai khi phiên thuật ngữ để cho thuật ngữ phiên gần với diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ với tiếng Việt". Đúng hơn nên quanniệm đây chỉ là sự sử dụng một số thuật ngữ nước ngoài trong phạm vi giao tiếp đặc biệt giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. Cũng có thể coi đây là hiện tượng song ngữ trong giao tiếp khoa học của các nhà trí thức?
Phần cuối bài viết bàn riêng về vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ. Nguyễn Đức Tồn là người đầu tiên thử áp dụng lí thuyết điển mẫu để giải quyết vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ. Tác giả cho rằng theo lí thuyết điển mẫu, việc chuẩn hoá chỉ đặt ra đối với các thuật ngữ thuộc biên, nằm xa điển mẫu mà thôi. Cụ thể là việc chuẩn hoá thuật ngữ chỉ phải thực hiện trong việc xây dựng hoặc chọn lọc thuật ngữ (đối với trường hợp có các thuật ngữ đồng nghĩa song song tồn tại) theo các tiêu chuẩn cần và đủ đã được tác giả xác định. Nếu một thuật ngữ đã được xây dựng đúng chuẩn, nghĩa là đáp ứng được tối đa các tiêu chuẩn của một thuật ngữ điển mẫu thì sẽ luôn luôn được sử dụng đúng chuẩn trong hoạt động giao tiếp khoa học / chuyên môn.
Các tác giả Mai Thị Loan và Lê Thanh Hà đã áp dụng các tư tưởng lí thuyết trong bài viết trên của Nguyễn Đức Tồn vào nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của Luật sở hữu trí tuệ và hệ thống thuật ngữ của ngành Du lịch trong các bài viết Đặc điểm định danh của thuật ngữ sở hữu trí tuệ tiếng Việt [6,18-26], Mấy đặc điểm khái quát của thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt và tiếng Anh[8,70-76].
Trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có bàinghiên cứu Vấn đề sử dụng từ ngoại lai trong báo chí Nga hiện nay của Vũ Thị Chín [5,65-76]. Tác giả đưa ra lời giải cho câu hỏi “Sử dụng từ ngoại lai - thực sự cần thiết hay chỉ là mốt?”,“Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng “sính ngoại” trong ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng?”.
Trong lĩnh vực từ vựng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có 3 bài viết nghiên cứu địa danh học từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá. Đó là: Trần Văn Sáng với bài Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữPacô - Taôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) [1,66-76]. Theo bài viết, các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Pacô - Taôi ở A Lưới phần lớn có thể giải thích được nguồn gốc và ý nghĩa nếu căn cứ nguồn gốc ngữ nguyên của các địa danh. Đặc điểm cấu tạo địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Pacô - Taôi huyện A Lưới có những điểm khác biệt, đặc trưng so với địa danh thuần Việt, địa danh Hán - Việt nói chung và địa danh ngôn ngữ dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hay địa danh Tày Nùng ở phía Bắc. Các địa danh có nguồn gốc tiếng Pacô - Taôi rất ít dùng phương thức chuyển hoá thành tố chung, danh từ chung (A) thành tên riêng (B), tức địa danh, như thường xảy ra trong các địa danh dân tộc thiểu số ở các vùng khác. Mỗi tên núi, tên sông, tên làng,... là những cách định danh không lặp lại ở các yếu tố, ở các loại hình địa danh khác nhau.
Trần Đức Tuấn tìm hiểu Tên làng xưa ở Hoằng Hóa [2,60-63]. Ở Hoằng Hoá đa phần các làng đều có hai tên gọi, tên Hán (tên chính thức) và tên Nôm (tên dân gian). Tên gọi dân gian thường ra đời trước tên gọi chính thức. Bài viết cho biết những làng ban đầu sống bằng nghề khai khẩn làm ruộng thì được gọi là trang như: Triều Hải trang, Mỹ Nhậm trang, Nặc Tài trang ...Những làng ban đầu gọi là phường ít nhiều đều có liên quan đến nghề đánh cá: Văn Bối phường, Tổ Cá phường, Vạn Hà phường...Một số làng lại được gọi là điếmnhư: Đông khu điếm , Đoài khu điếm, Trà khu điếm ...
Làng xưa còn được gọi là kẻ. Ở Hoằng Hoá trước đây cách gọi này rất phổ biến, có 35 địa danh mang tên kẻ: Kẻ Sài, Kẻ Thẩy, Kẻ Mau ,... Kẻ ngoài nghĩa chỉ một làng cụ thể còn được dùng để chỉ một vùng dân cư có chung một tập quán, một lề thóisinh hoạt, một nghề lao động sản xuất. Tên gọi của “kẻ” đa số là từ Việt cổ, việc Hán hoá các tên kẻnày xảy ra mãi về sau này. Bài viết cũng nêu 4 trường hợp Hán hoá các tên làng có yếu tố kẻ này và các đặc trưng thường được chọn làm cơ sở định danh khi đặt tên làng ở Hoằng Hoá.
Nguyễn Thái Liên Chi viết về Vấn đề danh từ chung, tên riêng và thành tố chung trong địa danh ở Đồng Nai [8,53-60]. Tác giả thấy rằng cấu trúc của một địa danh hay nói đúng ra là cấu trúc của một tổ hợp địa danh bao gồm hai phần: danh từ chung chỉ địa hình và tên riêng. Số lượng danh từ chung chuyển hóa thành tên riêng trong địa danh Đồng Nai không nhiều nhưng những thành tố chung ấy cùng với những thành tố chung khác lại có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ…
Hàn Ngọc Phú tìm hiểu các Địa danh tiếng Anh mang tên người [5, 76-80]. Tác giả thấy rằng địa danh tiếng Anh ẩn chứa trầm tích lịch sử và văn hóa của Anh, Hoa Kỳ. Tất cả các địa danh mang tên người này đều phản ánh lịch sử và công lao của người đó đối với quê hương xứ sở.
Trong lĩnh vực phong cách học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011có một số bài viết của các tác giả sau đây.
Nguyễn Lai đề cập đến Ngôn ngữ và đường dây biểu cảm trong tiếp nhận văn chương[5,1-7]. Tác giả lưu ý rằng :1) Nếu không thấy được sức năng động chủ quan của cá thể tạo nên đường dây biểu cảm thông qua thế giới ngôn từ thì không có tiền đề xuất phát để đi vào cơ chế tiếp nhận.
2) Nếu không thấy được con đường đồng sáng tạo thông qua cơ chế vừa tạo nghĩa vừa chế biến nghĩa theo nguyên tắc chuyển mã (liên thông cấp độ) thì không có điều kiện để nhận thức đầy đủ quy luật chung nhất của quá trình tiếp nhận.
3) Trong giảng dạy, nếu không thông qua đường dây biểu cảm để dẫn người học vào con đường đồng sáng tạo (co-creation) thì quá trình tiếp nhận văn chương sẽ dễ bị lạc vào hướng xã hội học dung tục.
Châu Minh Hùng có bài viết về Âm và nghĩa của thi ca - từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc luận [2, 34- 50]. Bài viết trình bày Cấu trúc luận của F. Saussure về tính tự trị của ngôn ngữ; Cấu trúc luận của Sausure trực tiếp hay gián tiếp có quan hệ sâu sắc đến các quan niệm khác nhau về nghĩa tự trị của ngôn từ thi ca; Từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc luận (Cấu trúc mở và quan hệ đa chiều; Hiện tượng lai ghép thể điệu; Hiện tượng nhại thể điệu).
Lê Đức Luận phân tích Cơ chế ngôn ngữ của biểu tượng[5,59-64]. Tác giả thấy rằng một tín hiệu ngôn ngữ có tính biểu tượng phải được xây dựng từ các cấu trúc ngôn ngữ chứa đựng ý nghĩa văn hoá. Ý nghĩa văn hoá có thể có sẵn trong nghĩa gốc của từ, có thể nằm trong nghĩa phái sinh của từ. Với dạng này, biểu tượng được xây dựng ở cấp độ từ ngữ. Đối với các cấu trúc ngôn ngữ mà ý nghĩa từ vựng không hàm chứa ý nghĩa văn hoá thì nó sẽ được xây dựng thành hình tượng nhờ chúng có liên hệ với phong tục tập quán, lối sống văn hoá của dân tộc. Với dạng này, biểu tượng được xây dựng ở cấp độ văn bản.
Hà Văn Hoàng khảo sát Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ chỉ mùa xuân trongThơ Mới [2,71-80]. Bài viết thấy rằng việc sử dụng tín hiệu thẩm mĩ mùa xuân được các thi nhân Thơ Mới sử dụng một cách có ý thức, có hệ thống và giàu tính sáng tạo trong tác phẩm của mình. Các nhà thơ đã tạo ra được những cách nói riêng, độc đáo của cái tôi cá nhân và của cả cái tôi thời đại. Mặt khác, các nhà Thơ Mới còn tạo ra được nét riêng đặc biệt về ý nghĩa thẩm mĩ của các yếu tố ngôn ngữ chỉ mùa xuân so với các giai đoạn thơ trước đó.
Trong lĩnh vực phong cách học còn có một số bài viết tập trung vào các vấn đề về đặc điểm ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ tác giả, tác phẩm,...
Trước hết, Bùi Minh Toán đã tiến hành Kiểm định những đặc tính của chất liệu ngôn ngữ chi phối nghệ thuật văn chương [4,1-9]. Tác giả nhận thấy rằng chất liệu ngôn ngữ trong nghệ thuật văn chương có nhiều đặc tính nổi bật, khác biệt so với chất liệu của các ngành nghệ thuật khác. Những đặc tính đó đôi khi cũng gây ra hạn chế, khó khăn, nhưng chủ yếu tạo nên ưu thế cho nghệ thuật văn chương trong quá trình sáng tác của nghệ sĩ, cho khả năng biểu hiện của tác phẩm và cả cho sự lĩnh hội, cảm nhận của độc giả. Chính những ưu thế của chất liệu lại tạo tiền đề chonhững ưu thế của nghệ thuật văn chương.
Tôn Nữ Mỹ Nhật tìm hiểu Những đặc trưng ngôn ngữ - xã hội của thể loại tạp bút [5,35-49]. Kết quả nghiên cứu đã phác hoạ bức tranh về chức năng và ngôn ngữ đặc sắc của tạp bút ở ba khía cạnh quan hệ lô gích - nghĩa, hệ thống biểu thức, và cấu trúc đề - thuyết.
Phạm Thị Thoan Bước đầu tìm hiểu việc sử dụng chất liệu văn học trong ngôn ngữ báo chí ngành Công an đầu thế kỉ XXI [8,61-69]. Tác giả nhận thấy một số chất liệu văn học sau đây được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ báo chí ngành Công an: 1. Mượn cốt truyện hoặc tình tiết của tác phẩm văn học; 2. Mượn hình tượng nhân vật văn học; 3. Mượn từ ngữ, phát ngôn trong tác phẩm văn học. Chất liệu văn học đã mang lại cho báo chí của ngành Công an sức hấp dẫn lớn đối với độc giả.
Lưu Trọng Tuấn tìm hiểu Chơi chữ trong ngôn ngữ quảng cáo [6,1-17]. Bài viết tiến hành khảo sát 5 loại chơi chữ trên quảng cáo gồm:1. Chơi chữ đồng âm (Homonymic puns); 2. Chơi chữ đa nghĩa (Sylleptic puns); 3. Chơi chữ đối nghĩa (Antonymic puns); 4. Chơi chữ ngữ pháp (Grammaticalpuns); 5. Chơi chữ thành ngữ (Idiomatic puns) và những phát ngôn nổi tiếng.
Trên cơ sở kết quả cuộc khảo nghiệm thực tế với 72 sinh viên trong việc lĩnh hội các quảng cáo có chơi chữ và không có chơi chữ, bài viết khẳng định rằng tất cả các khẩu hiệu quảng cáo có chứa đựng chơi chữ ít nhiều cũng làm cho người tiếp nhận thích thú hơn là những khẩu hiệu quảng cáo không chứa đựng chơi chữ.
Nguyễn Thị Thuận và Lương Thị Vui tìm hiểu Về giá trị của một số biện pháp tu từ cú pháp trong các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn Trung học phổ thông [4,55-64]. Bài viết phân tích và chỉ ra những giá trị của các biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn trung học phổ thông (THPT)(Ban nâng cao, Nxb GD, 2006), thông qua khảo sát ba biện pháp tu từ cú pháp: điệp cú, câu hỏi tu từ và tách biệt làm đại diện, xuất hiệntrong 93 văn bản thuộc hai thể loại văn xuôi và thơ phú được chọn làm tài liệu nghiên cứu.
Về vấn đề đặc điểm ngôn ngữ tác giả, trên tạp chí Ngôn ngữ 2011 có bài của Nguyễn Thị Thanh Tâm và Hiền Nhi phân tích Một số nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Lê Đạt [7,63- 71]. Đó là sử dụng sáng tạo từ tượng thanh ở những vị trí đắc địa, hoặc sử dụng sáng tạo thủ pháp điệp âm, nhại âm. Theo các đồng tác giả, thơ Lê Đạt không chỉ là sự xáo trộn con chữ, không phải là những câu vô nghĩa ghép lại với nhau…, mà thực sự đây là thứ thơ sáng tạo, biến hóa khi khai thác các thủ pháp chơi chữ, giàu âm thanh và nhạc điệu, khai thác khả năng biểu nghĩa của các từ tượng thanh và cách ngắt nhịp linh hoạt. Với thủ pháp quen thuộc nhưng Lê Đạt đã tận dụng tối đa mọi phương diện của từ ngữ, thường là ở những điểm mà nhiều người không để ý đến, vì thế thơ ông khác với thơ truyền thống và do đó cũng không dễ trở nên quen và được sự chấp nhận của nhiều người.
Trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp học và Ngữ pháp văn bản, năm 2011 tạp chí Ngôn ngữ đã công bố các bài về một số loại câu. Tô Minh Thanh nghiên cứu về Câu tổng loại trong tiếng Việt và tiếng Anh [7,27-40], kiểu như: Hổ là loài ăn thịt; Một con hổ trước khi vồ mồi thì thể nào cũng thu mình lại. Tác giả so sánh chúng với nhau để tìm ra những tương đồng và khác biệt trong cách thức mà mỗi ngôn ngữ chọn để biểu đạt ý nghĩa tổng loại. Trên cơ sở chỉ ra các kiểu câu tổng loại trong từng ngôn ngữ, bài viết tiến hành so sánh câu tổng loại trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Nguyễn Thị Ngọc Điệp bàn về Câu dưới bậc và việc phân biệt câu dưới bậc với câu tỉnh lược[4,19-30]. Bài viết đã điểm qua lịch sử nghiên cứu hiện tượng câu dưới bậc, đồng thời đề cập đến một số vấn đề liên quan.
Nguyễn Thị Mai chỉ ra Sự linh hoạt của tiêu điểm trong câu hỏi [12, 70 – 73]. Bài viết trình bày sự linh hoạt của tiêu điểm trong việc chuyển đổi đích ngữ dụng từ chính danh sang phi chính danh trong câu hỏi tiếng Việt. Tác giả thấy rằng phẩm chất và cách thức truyền đạt thông tin của hai đích ngữ dụng câu hỏi tiếng Việt phân biệt nhau ở điểm: một bên thông báo đến Sp2 yêu cầu cung cấp thông tin mới, còn một bên cung cấp cho Sp2 một nhận định, một ý kiến, một mong muốnhoặc một cảm xúc nào đó. Để thực hiện sự chuyển đổi đích ngữ dụng này, câu hỏi phải thay đổi phẩm chất, vị trí và phạm vi tiêu điểm xét ở góc độ cấu trúc thong tin, như chuyển tiêu điểm từ tiêu điểm mới sang tiêu điểm hiển nhiên, thứ yếu hay tương phản, chuyển tiêu điểm từ thành phần thông tin xác nhận ngữ dụng sang thành phần thông tin tiền giả định ngữ dụng, mở rộng tiêu điểmbằng các yếu tố đối lập, giải thích, so sánh,…
Phạm Thị Hồng Thắm có bài viết Vấn đề tiếp nhận đoạn văn từ góc độ thể loại văn bản [7,49-62].Theo tác giả, để có sự tiếp nhận đoạn văn một cách nhanh nhất, chính xác nhất, cần xác định đúng thể loại của văn bản. Ngược lại, người tiếp nhận sẽ hiểu sai chủ đề VB nếu xác định sai thể loại của văn bản. Đây cũng là vấn đề đáng được lưu ý đối với việc dạy học phần Đọc - hiểu văn bản trong nhà trường.
Cũng trong lĩnh vực nghiên cứu Ngữ pháp học còn có bài của Nguyễn Văn Hiệp và Hoàng Thị Thu Thuỷ Về chủ ngữ giả trong tiếng Việt [11,47-58] thể hiện qua kiểu câu như “Mùa hè mặc quần đùi cho nó mát”. Khảo sát hiện tượng này sẽ góp phần trả lời câu hỏi lí thuyết chưa có hồi kết lâu nay: tiếng Việt là ngôn ngữ thiên chủ ngữ (subject-prominent) hay thiên chủ đề (topic-prominent)? Bài viết kết luận nó trong các kết cấu được phân tích trong bài phù hợp với tiêu chí của chủ ngữ giả, tức là không thể hiện một vai nghĩa nào rõ ràng trong kết cấu nghĩa biểu hiện của câu mà chỉ đơn thuần đóng một vai trò hình thức, cụ thể là tạo ra ấn tượng hình thức về tính trọn vẹn của câu. Tất nhiên, các câu với kết cấu có chủ ngữ giả này đều mang những đặc trưng ngữ dụng nhất định, chỉ được dùng trong những hoàn cảnh nhất định. Việc thừa nhận chủ ngữ giả trong tiếng Việt, cũng như việc thừa nhận tồn tại kết cấu bị động trong tiếng Việt sẽ ủng hộ cho quan điểm của Divyk, rằng trong tiếng Việt có vẻ tồn tại song song cả kết cấu đề - thuyết lẫn kết cấu chủ - vị, cho dù kết cấu chủ - vị này không được xác lập chắc chắn như trong các ngôn ngữ châu Âu.
Trong địa hạt nghiên cứu về ý nghĩa ngữ pháp, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có bài viết của Nguyễn Vân Phổ về “Bắt đầu” và thể khởi phát tiếng Việt [2, 12-28]. Trên cơ sở một số quan sát về thể khởi phát tiếng Việt thông qua hoạt động của vị từ bắt đầu, bài viết góp thêm một ý kiến vào một vấn đề hết sức phức tạp và thú vị là thể trong tiếng Việt.
Ahn Kyong Hwan và Jeong Mu Young Tìm hiểu về phủ định trong tiếng Việt và tiếng Hàn [12,16 – 23]. Bài viết đã tiến hành khảo sát, đối chiếu một số hình thức và phương thức biểu hiện ý nghĩa phủ định trong câu tiếng Việt và câu tiếng Hàn. Kết quả đối chiếu cho thấy đặc điểm loại hình khác nhau của hai ngôn ngữ: tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, theo trật tự SVO; còn tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, theo trật tự SOV. Kết quả này có thể giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Việt và tiếng Hàn như một ngoại ngữ.
Trần Kim Phượng phân tích Từ “thôi” trong tiếng Việt nhìn từ ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học [5,50-58]. Tác giả thấy rằng cũng giống như nhiều từ khác trong tiếng Việt, từthôi có bản chất đa từ loại. Nó có thể là động từ, phụ từ, thán từ, và có thể là trợ từ. Khả năng hoạt động trong câu của thôi khá phong phú, mang nhiều chức vụ cú pháp khác nhau. Xuất phát từ địa hạt ngữ pháp, tác giả đi sâu khai thác từ thôi trên cả góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng, nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về từ này. Về mặt lí thuyết, tác giả đề nghị một số thao tác nhận diện từ loại của từ thôi .
Bùi Mạnh Hùng có bài Sự phân biệt về ý nghĩa và cách dùng giữa “ một ít” và “một chú”t [ 12, 24 – 37]. Từ những sự phân tích ý nghĩa và cách sử dụng củamột ít và một chút, Bùi Mạnh Hùng rút ra những điều quan trọng khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Trong lĩnh vực Ngôn ngữ học lịch sử và Phương ngữ học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có bài của Trần Trí Dõi bàn về “Khái niệm từ thuần Việt và từ ngoại lai từ góc nhìn của lịchsử tiếng Việt hiện nay” [11,8-15]. Theo Trần Trí Dõi, vào thời điểm hiện nay khi tiếng Việt được xác nhận là một ngôn ngữ Nam Á, về nguyên tắc, chỉ những từ thuần Nam Á mới được coi là nhữngtừ thuần Việt, cụ thể là những từ thuần Việt gốc Nam Á. Còn những từ tương ứng với những ngôn ngữ Thái - Kađai, nếu chưa có biện luận cụ thể, không nên thuần túy xem nó là từ thuần Việt.
Tác giả chỉ ra rằng từ Việt - Mường chung chuyển sang thời kì Việt cổ (old Vietnamese), tiếng Việt đã định hình như một cá thể độc lập. Vì thế những từ vay mượn trước đó được hành chức như từ thuần Việt gốc Nam Á thì chúng có thể là những từ thuần Việt gốc Việt - Mường; còn những từ vay mượn sau đó, cho dù vay mượn từ tiếng Khmer đi nữa, vẫn không thể coi là từ thuần Việt được.
Đề cập đến các hiện tượng biến đổi cụ thể của tiếng Việt trên các câp độ Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có các bài viết của những tác giả sau đây.
Nguyễn Đại Cồ Việt có bài Về sự đối ứng - UNG: -UÔNG trong âm Hán Việt và âm Hán Nôm hoá [4,10-18]. Trong bài viết, tác giả trở lại với sự đối ứng -ung: -uông và nêu ra những quan sát, nhận định riêng của mình và rút ra 5 kết luận, trong đó khẳng định rằng trong đối ứng -ung: -uông giữa HV và HNH, cách đọc -uông của HNH cũng đến từ âm Hán - Việt cổ.
Trong lĩnh vực nghiên cứu từ vựng của tiếng Việt cổ, Vũ Đức Nghiệu có 2 bài viết. Bài thứ nhất:Vài kết quả khảo sát sơ bộ về từ vựng tiếng Việt cổ trong một số tác phẩm Nôm [5,8-24]. Tiếng Việt cổ được hiểu là tiếng Việt trong khoảng thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI ... Nghiên cứu những chứng tích từ vựng thuộc giai đoạn này góp phần khảo tả lịch sử từ vựng nói riêng và lịch sử tiếng Việt nói chung.
Trên cơ sở khảo sát 10 nguồn ngữ liệu thành văn ở giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, bài viết rút ra những nhận xét bước đầu.
Trong bài thứ hai: Từ vựng văn học giai đoạn tiếng Việt cổ: Một số đặc điểm trong sự hình thành và phát triển [11,30-46], từ những phân tích trên 10 nguồn ngữ liệu thành văn ở giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI như trong bài viết trên đây, Vũ Đức Nghiệu tiếp tục rút ra một số nhận xét khái quát. Theo tác giả, chính kết quả của quá trình hình thành và bắt đầu được phát triển của từ vựng văn học giai đoạn tiếng Việt cổ đã tạo nên nền tảngvững chắc cho sự phát triển của từ vựng văn học nói riêng và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vượt bậc, đến đỉnh cao, của nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu sự biến đổi ngữ pháp của tiếng Việt trong lịch sử, Đinh Văn Đức có bàiNhận xét về hướng biến đổi của một số hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIXqua các quan sát văn bản (Nôm và Quốc ngữ)[11,16-29]. Tác giả đề cập đến những sự thay đổi nào đáng chú ý của ngữ pháp tiếng Việt kể từ khi có tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu. Có mấy vấn đề được tác giả bài viết bàn đến sau đây: Thứ nhất là ngữ pháp trong địa hạt hư từ, ngữ đoạn và cấu trúc câu; Thứ hai là vấn đề những đặc điểm ngữ pháp cơ bản của ngôn ngữ lời hội thoại, một trường hợp là ngữ pháp Truyện Kiều. Vấn đề thứ hai khác với văn bản ngôn ngữ viết;Thứ ba là nhận xét về các lối nói qua ngôn ngữ tác giả và nhân vật văn học - cái bóng của ngôn ngữ thực tế trong đời thường.
Trong lĩnh vực khảo cứu văn bản tiếng Việt cổ, Trần Trọng Dương có bài viết “Phật thuyết” có phải là dịch phẩm Nôm của thế kỉ XII? [4,31-47]. Về tác phẩm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (vt. Phật thuyết) , Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Quang Hồng đã đưa ra kết luận là văn bản giải âm Nôm cho sách Phật thuyết Hán văn được hoàn thành không thể muộn hơn thời nhà Lý (vào khoảng đầu thế kỉ XII, thậm chí có thể còn sớm hơn chút nữa).
Đồng thuận với giả thuyết của hai nhà khoa học trên, bài viết tiến hành nghiên cứu theo một hướng khác: độ tập trung các yếu tố ngôn ngữ - văn tự đặc dị trong văn bản Phật thuyết theo chiều lịch đại, nhằm chứng minh rằng Phật thuyết là một trường hợp “đặc dị duy nhất” đến nay may mắn còn bảo lưu được. Bài viết lần lượt nghiên cứu độ tập trung của các yếu tố ngôn ngữ văn tự từ góc độ đồng đại và lịch đại theo bốn vấn đề sau: 1. Nghiên cứu chữ Nôm loại vay mượn; 2. Nghiên cứu các chữ Nôm ghi cấu trúc âm tiết CvCVC; 3. Nghiên cứu chữ Nôm ghi cấu trúc âm tiết CCVC; 4. Nghiên cứu hệ thống từ cổ. Phương pháp nghiên cứu là thống kê định lượng.
Trong lĩnh vực phương ngữ học, Lê Thị Lan Anh khảo sát Đặc điểm phát âm hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt trong phương ngữ Thanh Hóa [10, 31-43]. Kết quả nghiên cứu cho thấycó những biến thể phát âm các phụ âm đầu tiếng Việt trong phương ngữ Thanh Hoá giống với các phương ngữ khác của tiếng Việt đặc biệt là phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Trung Bộ, nhưng lại có những biến thể phát âm phụ âm đầu chỉ có ở phương ngữ Thanh Hoá, chúng không tồn tại trong bất kì một phương ngữ hay thổ ngữ nào khác của tiếng Việt. Đó là cách phát âm các phụ âm /c/, /f/, /X/, /½/, /§/ cho một số biến thể: [ï], [k‘], [p‘], [R], [ts]. Từ kết quả nghiên cứu trên , tác giả cho rằng tiếng địa phương Thanh Hoá không thuộc vào phương ngữ Bắc Bộ, cũng không thuộc vào phương ngữ Trung Bộ mà là một phương ngữ có tính chất chuyển tiếp giữa hai phương ngữ này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự cùng tồn tại đồng thời các cách phát âm phụ âm đầu tiếng Việt trong cùng một số thổ ngữ, và chúng không loại trừ lẫn nhau là khá phổ biến ở nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có bài viết của Phan Lương Hùng khảo sát Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Rơmăm ở làng Le [3,26-36]. Bài viết tìm hiểu vị thế, chức năng của tiếng Rơmăm và thái độ ngôn ngữ của đồng bào Rơmăm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Cụ thể là tìm hiểu người Rơmăm đang sử dụng ngôn ngữ gì (tiếng Rơmăm, tiếng phổ thông, tiếng dân tộc khác…) trong những bối cảnh nào, nguyện vọng sử dụng ngôn ngữ của họ và tìm lí do củanhững sự lựa chọn ngôn ngữ này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các biện pháp thực tiễn nhằm đảm bảo cho tiếng Rơmăm được bảo tồn một cách bền vững.
Đinh Lư Giang có bài viết về Hòa mã tiếng Khmer - Việt tại đồng bằng sông Cửu Long và sự phát triển từ vựng của tiếng Khmer Nam Bộ [8,44-52].
Tác giả nhận thấy rằng hiện tượng hoà mã và kết quả của nó là vay mượn và sao phỏng trongtiếng Khmer Nam Bộ có thể được nhìn nhận ở hai góc độ:
Ở góc độ tiêu cực, việc sử dụng quá mức các yếu tố hoà mã tiếng Việt làm cho hai biến thể cao (H) và thấp (L) trong tiếng Khmer song thể ngữ ngày càng trở nên khác biệt.
Ở góc độ tích cực, chính yếu tố trộn mã, từ ngữ vay mượn và cấu trúc sao phỏng làm cho tiếng Khmer ngày càng trở nên phong phú hơn, mở rộng hơn trong cách diễn đạt. Bài viết cho rằng nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Khmer Nam Bộ với sự có mặt và tác động của tiếng Việt sẽ làm rõ hơn bức tranh về khuynh hướng phát triển hội tụ của tiếng Khmer và tiếng Việt, mà cụ thể và chủ đạo là sự hội tụ theo hướng tiếng Khmer xích lại gần hơn về phía tiếng Việt. Tầm phát triển hội tụ này không chỉ ở Nam Bộ mà có lẽ còn ở cả Cămpuchia.
Trong địa hạt Ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn Khang có bài khảo cứu về Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước về công tác xóa mù chữ [7,1-13]. Bài viết đã điểm lại những chính sách cụ thể về xoá mù chữ của Đảng và Nhà nuớc ta qua các thời kì: 1.Từ năm 1930 đến trước khi thành lập nước năm 1945; 2. Thời gian từ 1945 đến khi miền Bắc được giả phóng (năm 1954); 3. Từ sau 1954 - trước khi thống nhất đất nước (30/4/ 1975); 4. Sau 30/4/1975 đến nay. Tác giả cũng nêu mấy vấn đề đặt ra cho công tác xoá mù chữ trong giai đoạn hiện nay.
Trần Thanh Vân có bài Những khác biệt giới tính biểu hiện qua hành động mặc cả của người mua ở chợ Đồng Tháp [1,47- 60]. Tác giả tìm hiểu hµnh ®éng ngôn từ mặc cả của người mua ở chợ theođịnh hướng có chú ý đến những khác biệt giới tính nam - nữ. Bài viết đã miêu tả và phân tích sựkhác biệt giới tính biểu hiện qua hành động mặc cả của người mua thể hiện trên tư liệu 1500 cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp.
Trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có các bài viết về Ngôn ngữ học tri nhận. Nguyễn Thiện Giáp giới thiệu Về ngôn ngữ học tri nhận [9,44-50]. Theo tác giả, Ngôn ngữ học tri nhậnlà một phương hướng nghiên cứu liên ngành phát triển vào cuối những năm 1950 của thế kỉ XX. Nó là sự kết hợp của ngôn ngữ học với khoa học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận liên quan đếnsự khảo sát các quá trình tâm trí trong việc thụ đắc và sử dụng tri thức và ngôn ngữ.Tác giả đã giới thiệu khái quát lai lịch hình thành và phát triển của Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Đi vào vấn đề cụ thể của Ngôn ngữ học tri nhận, Trịnh Sâm tìm hiểu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt [12,1 – 15]. Thông qua tổng thể bức tranh thế giới về sông nước trong tiếng Việt, bài viết tập trung phân tích một số bình diện trải nghiệm sau: Định danh nước, Con người và dòng sông.
Dựa trên ngữ liệu khảo sát, tác giả thấy rằng người Việt vừa dùng phương thức đồng xuất hiện trải nghiệm (experiential cooccurrence) và dùng tương đồng trải nghiệm (experientialsimilarity) để tri nhận về sông nước.
Tác giả đã phân tích và chứng minh một số ẩn dụ sau: "Hành trình đời người là hành trình của dòng sông" , "Cuộc đời là dòng sông" (với các biến thể: "Dòng đời là dòng sông", "Cuộc đời là vật chứa", "Môi trường xã hội là nước") , "Ứng xử của con người là sự vận động của nước".
Võ Kim Hà Phân tích cơ chế tri nhận các ngữ biểu trưng tiếng Việt có yếu tố tay (Đối chiếu với tiếng Anh) [8, 34-43]. Trong số 60 ngữ biểu trưng tiếng Việt có yếu tố tay và 67 ngữ biểu trưng tiếng Anh có yếu tố hand (tay) do tác giả thu thập, bài viết ghi nhận các trường hợp: ẩn dụ, hoán dụ, hoán dụ đôi và tương tác ẩn - hoán. Cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ biểu trưng này, theo nhận xét của tác giả, dựa trên một nền tảng kiến thức chung, bao gồm kiến thức về hình dáng, động tác, chức năng… của bàn tay. Bài viết cũng chỉ ra một số ngữ biểu trưng tiếng Việt không có nghĩa tương đương trong tiếng Anh. Số trường hợp tương tác ẩn - hoán chiếm đa số các ngữ biểu trưng tiếng Anh có yếu tố hand, trong khi hoán dụ là phép chiếu ý niệm phổ biến ở các ngữ tiếng Việt.
Trong lĩnh vực Ngữ dụng học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có các bài nghiên cứu về phương pháp luận nghiên cứu dụng học, một số hành vi ngôn ngữ cụ thể và tiền giả định.
Trước hết, Diệp Quang Ban viết Về phương pháp luận nghiên cứu dụng học: Từ cách tiếp cận phối cảnh [7,14-26]. Tác giả đã trình bày Một cơ sở phương pháp luận: Cách tiếp cận ‘phối cảnh với năm phối cảnh nghiên cứu trong dụng học.
1. Phối cảnh thứ nhất: Nghiên cứu nghĩa của câu giao nhau với nghiên cứu yếu tố thuộc dụng học có mặt trong từ ngữ trong câu.
2. Phối cảnh thứ hai: Nghiên cứu nghĩa của câu liên quan đến ngữ cảnh
3. Phối cảnh thứ ba: Nghiên cứu ý nghĩa thuộc người nói
4. Phối cảnh thứ tư: Nghiên cứu ý nghĩa thuộc người nghe
5. Phối cảnh thứ năm: Nghiên cứu nghĩa diễn ngôn
Tác giả kết luận chẳng những có 5 “phối cảnh” dùng được vào việc nghiên cứu dụng học, mà trong mỗi phối cảnh còn có một loạt không ít các miền nghiên cứu (reseach areas), nhằm lí giải các hiện tượng liên quan đến dụng học theo một hướng nghiên cứu chung với tư cách một phối cảnh nào đó. Tình hình đó đã dẫn B. Fraser (1994)đến kết luận cho rằng “không có ‘phương pháp luận dụng học’, mà cũng không phải chỉ có mỗi một con đường thu thập và phân tích các dữ liệu.”
Theo tác giả, như vậy là cho đến giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu dụng học trên thế giới đã cho thấy rằng làm việc với dụng học không giản đơn bằng một ‘phương pháp luận’ thống nhất và duy nhất với tư cách một cái khung phương pháp làm việc gồm các nguyên tắc, quy tắc và cách thức nghiên cứu theo một quy trình làm việc chặt chẽ (như nghiên cứu âm vị học - đơn vị một mặt với bộ gồm ‘ba thế phân bố’ của phân bố luận, hay như nghiên cứu ngữ pháp truyền thống với ‘tính bắt buộc’ trong mối quan hệ giữa mặt hình thái với mặt ý nghĩa, hay như với các ‘quy tắc chuyển hoá và tạo sinh’ của ngôn ngữ học chuyển hoá - tạo sinh, v.v..). Cũng như thế, việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, cho đến nguồn gốc dữ liệu, cũng trở thành những vấn đề có tính chất riêng cho nghiên cứu dụng học và rất cần được quan tâm (trong bài viết này, tác giả chưa đề cập đến).
Đào Thanh Lan có 2 bài viết về hành động ngôn ngữ: Nhận diện hành động mời và rủ trong tiếng Việt [3,15-19] và Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt [11,59- 66].
Trong bài viết đầu, trên cơ sở phân tích cụ thể từng hành đông mời và rủ, tác giả tổng kết rằng sự nhận diện lời rủ và lời mời dựa vào các đặc điểm khác nhau của chúng về ý nghĩa và hình thức biểu hiện. Đáng chú ý là về ý nghĩa, những lời không nêu rõ tính chất cùng thực hiện hành động của tiếp ngôn và chủ ngôn là lời mời, còn những lời yêu cầu tiếp ngôn cùng thực hiện hành động với chủ ngôn là lời rủ.
Trong bài thứ hai - Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt [11,59- 66], Đào Thanh Lan đã căn cứ vào ý nghĩa hoặc hình thức biểu hiện để phân loại các hành động cầu khiến trong tiếng Việt.
Vũ Thị Hoa có bài viết về Biểu thức ngôn hành cầu khiến nguyên cấp chứa: phải , cần, nên, đượctrong văn bản hành chính [6,27-37]. Theo tác giả, biểu thức cầu khiến nguyên cấp chứa phải, cần, nên, được trong văn bản hành chính thể hiện hành động cho phép người tiếp nhận thực hiện hành động (biểu thức chứa được), hành động cấm đoán người tiếp nhận thực hiện hành động (biểu thức chứa không được), hành động bắt buộc người tiếp nhận thực hiện hành động (biểu thức chứa phải, cần) và hành độngkhuyên răn người tiếp nhận thực hiện hành động (biểu thức chứa nên). Để biểu thị các hành động ngôn từ cầu khiến trên, các biểu thức cầu khiến nguyên cấp chứa phải, cần, nên, được đều có cấu trúc hoàn chỉnh: Người tiếp nhận + phải/ cần/ nên/ được + nội dung mệnh đề.
Việc sử dụng các biểu thức cầu khiến nguyên cấp chứa phải, cần, nên, được trong văn bản hành chính có những đặc điểm riêng so với các lĩnh vực khác do chức năng của loại văn bản này quy định.
Nguyễn Thị Hồng Ngân khảo sát về Hành vi khen trong hội thoại dạy học (Khảo sát ở bậctrung học cơ sở) [10,50-60]. Tác giả nghiên cứu đặc điểm của hành vi khen, các kiểu khen và vai trò của hành vi khen đối với tâm lí lứa tuổi và quá trình nhận thức của học sinh. Tác giả kết luận: Khác các ngữ cảnh giao tiếp khác, hành vi khen trong hội thoại dạy học ở cấp THCS mang tính đơn chiều, có nghĩa là chỉ có hành vi khen từ vai giao tiếp cao của giáo viên dành cho vai giao tiếp thấp hơn là học sinh. Điều đó cho thấy tính quy thức của giao tiếp sư phạm. Và chính ngữ cảnh giao tiếp đặc biệt này đã chi phối đến kiểu hành vi khen và cấu trúc của hành vi khen.
Luơng Thị Hiền Tìm hiểu yếu tố quyền lực qua hành động ngôn từ hỏi và yêu cầu của Hội đồng xét xử (Trong phần xét hỏi của Tòa án) [10,61-76]. Tác giả thấy rằng hành động ngôn từ hỏi và hành động ngôn từ yêu cầu chiếm số lượng lớn ở lượt lời trong các phát ngôn của Hội đồng xét xử tại phiên tòa (phần xét hỏi). Điểm chung thể hiện rõ qua hai loại hành động ngôn từ này là sự thể hiện quyền lực tuyệt đối của Hội đồng xét xử. Với tư cách là những nhân vật đại diện cho quyền lực tư pháp, những nhân vật trong Hội đồng xét xử đã lựa chọn cấu trúc phát ngôn và các thành phần trong cấu trúc phát ngôn để thực hiện hai loại hành động ngôn từ trên một cách chủ động, thiết lập tương quan quyền lực bất bình đẳng giữa các bên trong xử án. Vị thế cao thuộc về Hội đồng xét xử biểu hiện qua hai hành động ngôn từ đều tập trung thể hiện ở quyền điều khiển, dẫn dắt cuộc thoại và áp đặt hành vi đối với các đối tượng tiếp nhận phát ngôn.
Áp lực quyền lực qua hành động ngôn từ hỏi và yêu cầu biểu hiện chủ yếu ở tính trực tiếp và tính đơn chiều trong các phát ngôn của Hội đồng xét xử, đặc biệt thể hiện ở tính áp đặt của phát ngôn với nhiều mức độ khác nhau.
Việc Hội đồng xét xử sử dụng một số lượng lớn hành động ngôn từ hỏi và yêu cầu trong phần xét hỏi cũng cho thấy đặc điểm riêng của hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam. Tòa án (Hội đồng xét xử) nắm giữ quyền lực lớn - hầu như là toàn bộ trách nhiệm thẩm vấn, chứng minh và kiểm tra chứng cứ về các vấn đề thuộc nội dung vụ án. Chức năng chủ yếu của Tòa án là điều khiển và giữ trật tự tại phiên tòa. Song theo tác giả, thực tế ngôn ngữ cho thấy Tòa án phần nào đã tham dự vào chức năng buộc tội - vốn dĩ là chức năng thuộc về cơ quan điều tra và công tố.
Lê Thị Thu Hoài nghiên cứu Chức năng thực hiện các hành vi ngôn ngữ tại lời gián tiếp của câu hỏi tu từ [11,67-80]. Tác giả thấy rằng ngoài cái nội dung mang tính phủ định hay khẳng định ngầm ẩn, câu hỏi tu từ còn được sử dụng để thực hiện rất nhiều các hành động ngôn từ gián tiếp khác nhau. Những câu hỏi kiểu này xuất hiện đặc biệt phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong cả những phong cách chức năng khác của ngôn ngữ, chẳng hạn, trong các tác phẩm văn học, trong các văn bản mang tính nghị luận, chính luận… Tùy thuộc vào chiến lược lựa chọn các hình thái biểu hiện, mục đích giao tiếp cũng như các nhân tố ngữ cảnh của tình huống giao tiếp mà người nói sẽ sử dụng các câu hỏi tu từ nhằm thực hiện các chức năng khác nhau.
Lê Đình Tường nghiên cứu Phạm trù tiền giả định của cấu trúc cú có hãy, đừng hoặc chớ[8,22-33]. Bài viết chỉ ra rằng: 1. Cấu trúc nghĩa của cú với sự tham gia của hãy, đừng hoặc chớ là phương tiện dẫn đến của phạm trù biến động mang các nét nghĩa chung là: a) quá trình được biểu đạt tường minh (P) trong cú có quá trình tiền giả định (P0); b) cả quá trình được phản ánh trong cú lẫn quá trình tiền giả định đều có cùng một chủ thể duy trì ở hai thời điểm khác nhau, và c) thời điểm quá trình P0 chuyển sangquá trình P được thể hiện bằng nhiều phương thức quy chiếu thời gian như ngữ pháp, từ vựng… Những đặc tính đó tạo cho quá trình được biểu đạt bằng cấu trúc của cú với hãy, đừng hoặc chớ có tính động, tính chuyển biến.
2. Phạm trù biến đổi của cấu trúc cú với hãy, đừng hoặc chớ là một bộ phận của phạm trù rộng hơn trong ngôn ngữ: phạm trù tiềm năng, phạm trù chỉ khả năng của quá trình trên bình diện xuất hiện hoặc tiêu biến, thay đổi về phẩm chất hoặc thay đổi về kích thước, về việc di chuyển trong không gian... Tiềm năng là phạm trù độc lập và (có bộ phận) giao nhau với phạm trù cầu khiến. Nó là điều kiện tất yếu của phạm trù cầu khiến. Điềuđó có nghĩa là nội dung phản ánh của câu cầu khiến luôn có tính tiềm năng, nhưng không phải tất cả các câu hoặc cú có tính tiềm năng đều có nghĩa (tình thái hành động) cầu khiến. Việc không phân biệt một cách rạch ròi hai bình diện này là một trong những nguyên nhân mà nhiều công trình nghiên cứu tiếng Việt coi hãy, đừng, chớ là phương tiện chuyên dụng biểu đạt cầu khiến hoặc là dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến tiếng Việt.
3. Phạm trù biến đổi của cấu trúc với hãy, đừng, hoặc chớ và phạm trù tiềm năng trong cầu khiến có bộ phận nghĩa giống nhau nhưng cũng khác nhau. Phạm trù biến đổi (do cấu trúc của cú với hãy, đừng hoặc chớ biểu đạt) tồn tại không những trong câu (tức trong cú chính), mà còn tồn tại trong cú với chức năng của ngữ đoạn; thời điểm chuyển đổi từ quá trình này sang quá trình khác có thể trước thời điểm nói (thời quá khứ) và có thể sau thời điểm nói (thời tương lai); kẻ duy trì quá trình chuyển đổi có thể ở ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Phạm trù tiềm năng (phần giao nhau với phạm trù cầu khiến) chỉ tồn tại trong câu (tức trong cú chính); kẻ duy trì quá trình phải là người nghe, ngôi thứ hai hoặc người nghe cùng người nói (ngôi gộp) và thời điểm chuyển từ P0 sang P chỉ có thể là sau thời điểm nói.
Trong lĩnh vực nghiên cứu Ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp, tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 có bài của Trần Bá Tiến Đánh giá giả thuyết Sapir - Whorf và ảnh hưởng của nó đối với xu hướng ngôn ngữ học hiện nay [1,39-46]. Nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều hơn về giả thuyết Sapir - Whorf, tác giả tổng hợp một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm quan trọng kiểm chứng tính xác thực của giả thuyết này.
Nguyễn Quang nêu Giả thuyết về quan hệ văn hóa - giao tiếp [1,19-38]. Tác giả cho rằng nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu các hoạt động giao tiếp cụ thể trong nội bộ một thực thể văn hoá - giao tiếp (giao tiếp nội văn hoá), là phải tìm ra được những ảnh hưởng và tác động của các ẩn tàng văn hoá lên các hoạt động giao tiếp đó thông qua những ảnh hưởng và tác động vừa mang tính phân tầng, vừa mang tính tương tác của các bình diện phạm trù và các thành tố giao tiếp.
Nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu các hoạt động giao tiếp cụ thể trong hai thực thể văn hoá - giao tiếp (giao tiếp giao văn hoá) thì phức tạp hơn. Nó không đơn giản chỉ là việc tìm ra được những ảnh hưởng và tác động của các ẩn tàng văn hoá lên các hoạt động giao tiếp thông qua những ảnh hưởng và tác động vừa mang tính phân tầng, vừa mang tính tương tác của các bình diện phạm trù và các thành tố giao tiếp mà còn là việc tìm ra được những tương đồng và dị biệt mà, theo kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả, chủ yếu xuấthiện ở các điểm qui chiếu “Tính liều lượng” (Proportionality) và “Tính biểu hiện” (Manifestability), nhưng trong nhiều trường hợp, cũng được thể hiện khá rõ ở điểm qui chiếu “Tính hữu vô” (Availability).
Bùi Minh Toán có bài viết Hoạt động hành chức của ngôn ngữ - những vận động bên trong[10,1-14]. Tác giả rút ra rằng hoạt động hành chức là hoạt động của ngôn ngữ nhằm thực hiện chức năng, trong đó chức năng giao tiếp và chức năng tư duy là quan trọng nhất. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ ở trạng thái động, trong đó diễn ra thường xuyên và phối hợp với nhau ba vận động chủ yếu: hiện thực hoá, chuyển hoá và tân tạo. Các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ như từ, câu đều trải qua những vận động này, tuy rằng ở các mức độ ít nhiều khác nhau. Chính các vận động đó tạo ra khả năng vô tận để ngôn ngữ đáp ứng những nhu cầu cũng không ngừngtăng lên trong tư duy và giao tiếp của con người, đồng thời là tiền đề cho ngôn ngữ liên tục phát triển.
Nguyễn Văn Nở Tìm hiểu triết lí về giao tiếp trong tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc khác [2,51-59]. Bài viết trình bày một số nội dung triết lí về giao tiếp trong tục ngữ. Tác giả kết luận rằng ngôn ngữ là công cụ dùng để giao tiếp. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, người phát ngôn không chỉ thuần tuý chuyển tải thông tin khách quan mà còn nhằm tác động vào người thụ ngôn, chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình... Ngôn ngữ có sức mạnh diệu kì. Chính vì thế, tục ngữ người Việt và tục ngữ các nước đều có nhiều câu nêu lêncác quan niệm, những triết lí rất có giá trị.
Đinh Lư Giang có bài viết về Vị trí ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt trên Wikipedia [2,64- 70]. Theo tác giả, thực tế ngôn ngữ ở Việt Nam cho thấy tiếng Việt đã là ngôn ngữ quốc gia. Chính tính chất mở, ai cũng có thể chỉnh sửa của Wikipedia, và chính sự tồn tại của cụm từ “national and (official language of Vietnam)” ở phiên bản tiếng Anh cũng như ở một số ngôn ngữ khác trong suốt nhiều năm không một lần chỉnh sửa, là những bằng chứng thuyết phục về vị thế quốc gia của tiếng Việt mà nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã khẳng định. Theo tác giả, phải chăng thời điểm nói đến “ngôn ngữ quốc gia” của tiếng Việt trong lập pháp ngôn ngữ sắp đến?
Bùi Khánh Thế có bài viết về Ngôn ngữ trong giáo dục và tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay [2,1- 11]. Sau khi trình bày hiện trạng được khảo sát, tác giả đặt ra vấn đề Giới ngôn ngữ học với nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ trong tình hình tiếp xúc ngôn ngữ hiện nay.
Hoàng Văn Vân phân tích Vị thế của tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam [1,11-18], từ đó nêu một số hàm ý gợi ra cho việc lập chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam. Trong phần kết luận, tác giả nêu rằng do nhiều điều kiện thuận lợi khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, trong những thập niên tiếp theo của thế kỉ XXI, vị thế của tiếng Anh như là ngôn ngữ toàn cầu và như là ngoại ngữ số một ở Việt Nam sẽ không thay đổi. Đây là một thực tế cần phải tính đến trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ nói chung và chính sách ngoại ngữ nói riêng ở nước ta để có thể có được một chínhsách ngoại ngữ hài hòa, vừa đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa, vừa tạo ra sự cân đối về tỉ lệ và cơ cấu các ngoại ngữ quan trọng ở Việt Nam.
Phạm Thị Bền và Phạm Thị Hằng có bài viết Sử dụng tiếng Anh lẫn vào tiếng Việt: Cảm nhận từ mộtcuộc khảo sát các bài báo [3,37-42]. Các tác giả đã tiến hành khảo sát một tờ báo dành cho sinh viên để đưa ra một số mô tả sơ bộ về thực trạng và cảm nhận cá nhân đối với việc sử dụng tiếng Anh lẫn vào tiếng Việt trong báo chí hiện nay. Tác giả thấy rằng việc sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài nói chung và từ ngữ tiếng Anh nói riêng trong báo chí có những mặt tích cực nhất định, chẳng hạn như giúp cho người viết diễn đạt ngắn gọn hơn so với tiếng Việt (thí dụ như từ teenthay vì nói “tuổi thanh thiếu niên”); để người viết có thể diễn đạt những vật, việc một cách tế nhị, tránh sự sống sượng, thô thiển(uyển ngữ); ...Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, theo tác giả, không thể không tính đến những tác hại của việc dùng tiếng Anh tràn lan trên báo Việt. Điều đó sẽ làm hạn chế sự phát triển vốn từ ngữ, làm giảm năng lực tiếng Việt của người Việt; sẽ cónguy cơ làm suy giảm vị thế, sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt...
Theo bài viết, việc biết và sử dụng thành thạo tiếng Anh khác với việc dùng pha trộn "vô tội vạ" tiếng Anh vào tiếng Việt.
Trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có một số bài về dịch thuật. Hoàng Văn Vân đặt vấn đề Hướng tới một lí thuyết dịch toàn diện: Một số khái niệm cơ bản[8,11-20]. Tác giả đã thảo luận một số khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng lí thuyết dịch toàn diện. Tác giả nhận thấy rằng tương đương, tương ứng và thoả đáng là những khái niệm chủ chốt trong lí luận và nghiên cứu dịch thuật, nên đã trình bày một số nội dung cơ bản để hiểu rõ hơn về bản chất của ba khái niệm này.
Nguyễn Thị Hương tìm hiểu Kiểu lập luận trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng Anh và tiếng Việt - ứng dụng trong dịch thuật [4, 48-54]. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tập hợp các bài nghị luận báo chí tiếng Anh và tiếng Việt về hai kiểu lập luận, trong đó kiểu lập luận chủ đạo trong tiếng Anh là ‘lập luận phản đề’ còn trong báo chí tiếng Việt là ‘lập luận xuyên suốt’.
Ngoài các bài nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lí luận ngôn ngữ học, trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2011 còn có những bài viết thuộc các chuyên mục khác nhau nhằm phục vụ nhà trường.
Trước hết thuộc các chuyên mục Ngôn ngữ trong nhà trường, Dạy và học tiếng Việt, có các bài của: Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê, Xây dựng nội dung chỉnh âm cho trẻ dị tật bộ máy phát âm do hội chứng treacher Colin [6,56-72]; Nguyễn Thị Ly Kha, Nội dung đánh giá khả năng phát âm âm tiết của trẻ mẫu giáo [9,6-17]; Vũ Thị Thanh Hương, Tình hình dạy - học và sử dụng tiếng Việt trong trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam [9,26-43]; Dư Ngọc Ngân, Áp dụng mô hình tương tác vào việc dạy đọc hiểu cho người nước ngoài học tiếng Việt [12, 54 – 64]; Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Lập ý cho bài văn nghị luận của học sinh ở trường phổ thông [7,72-80]; Nguyễn Thị Hai, Một vài suy nghĩ về hai con chữ I - Y và cách đặt dấu giọng [12, 47 – 54].
Trong mục Tìm hiểu ngôn ngữ văn chương có các bài:Hoàng Thái Sơn, Tục ngữ, ca daonói ngược [3/43-46] ; Phan Quan Thông,Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh [9,17-26] ; Trần Kim Phượng, Những kết hợp bất thường trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp [10, 21-30] ; Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Một số đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp [10,44-49) ; Đặng Thị Thu Hiền, Ý nghĩa biểu trưng của gió (phong) và các biểu thức chứa gió trong Truyện Kiều [10,77-80].
Trong chuyên mục Phân tích tác phẩm văn chương có : Trần Đức Hoàn, Về một biểu tượngtrong thơ Hoàng Cầm [3,47-49] ; Nguyễn Xuân Hoà, Tượng đài người lính Điện Biên qua bài thơGiá từng thước đất của Chính Hữu [6,43-45].
Trong mục Chữ và Nghĩa có một số bài viết của tác giả Lê Xuân Thại tìm hiểu nghĩa của yếu tố Hán - Việt trong các từ: bỉ ổi, hồ đồ, nhãn hiệu, nhãn mác…[4,69-72] ; bao biện, chiêu tuyết, khẩn thiết, khúc chiết [8, 77-80] ; ác liệt, đê mê, lí lịch [9,65-67]. Ngoài ra còn có các tác giả: Võ Vinh Quang với bài Mạn đàm về nguồn gốc của từ Tết trong ngôn ngữ văn hóa Việt Nam [1,61- 65] ; Đinh Văn Tuấn với bài Giải mã bí ẩn Song Viết 双 曰: Song Viết 双 chính là chiết tự của chữ Xương 昌? [3, 58-72] ; Nguyễn Tuấn Cường, Tiếng vang và cái bóng: Khảo luận nhan đề Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân(Qua ngữ liệu chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ) (46-55).
Mục Ngôn ngữ và văn hoá có các bài: Mẫu gốc của những hình ảnh- biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm của Lương Minh Chung[6,73- 80]; Chữ Hán với tín ngưỡng dân gian của người xưa của Phạm Ngọc Hàm [9,58-64]; Giá trị biểu trưng của trầu cau trong ca dao tình yêu với truyền thống văn hóa của người Việt của Đỗ Việt Hùng và Lê Thị Minh [10,15-20].
Mục Nhà văn và tác phẩm có bài Nguyễn Trường Tộ với việc phát triển ngôn ngữ ở Việt Nam thế kỉ XIX của Nguyễn Đức Chỉnh [3,20-25].
Mục Ý kiến trao đổi có: Trầm Thanh Tuấn với bài Nghĩ thêm về Tĩnh dạ tư của Lý Bạch: từ văn bản đến chữ nghĩa [6,38-42] và bài : Chiết tự chữ Hán trong thơ ca người Việt [3,50-57]; Nguyễn Khắc Phi phát biểu Những điều không đơn giản quanh một tác phẩm tưởng chừng đơn giản [9,51-57]; Lê Xuân Mậu, Âm và nghĩa trong thi ca - Bàn góp đôi lời [9, 68-72].
Ngoài ra, Mục Đọc sách có các bài: Những phát hiện mới của công trình "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy "(Tác giả: GS.TS Nguyễn Đức Tồn, tái bản có chỉnh lí và bổ sung, Nxb Từ điển bách khoa, H., 2010, 635 trang) của Vũ Thị Sao Chi [ 1,77-80] ; "Văn hoá và ngôn ngữ phương Đông" của GS.TS Mai Ngọc Chừ - công trình hai giải thưởng của Nguyễn Tương Lai [4,73-74] ; Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường(Tác giả: GS.TS Trần Trí Dõi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, 371 trang) của Nguyễn Xuân Hoà [9,73-80] ;Những vấn đề ngôn ngữ học trên tạp chí "Ngôn ngữ" năm 2010 của Vũ Thị Sao Chi [3,73- 80].
Cuối cùng, như thường lệ hàng năm, số 12 có đăng Tổng mục lục các bài năm 2011 .
NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC
TRÊN TẠP CHÍ NGÔN NGỮ NĂM 2011