PHÓ GIÁO SƯ ĐÀO THẢN
Công tác tại Viện Ngôn ngữ học từ 1960 đến khi nghỉ hưu
Bút danh: Đào Thản, Văn Việt, Trần Thi, Anh Đào,Đào Anh Đào
Sinh năm: 1938, tại Nghệ An
Được phong Phó Giáo sư năm 1984
PGS. Đào Thản có thể coi là một trong những vị “ khai viện công thần” của Viện Ngôn ngữ học. Cùng với GS. Hoàng Phê,ông có mặt ngay từ khi Viện Ngôn ngữ học mới chỉ là một tổ chuyên môn (tiền thân của Viện Ngôn ngữ học) của Viện Văn học.
Sự nghiệp ngôn ngữ học của ông bắt đầu là nghiên cứu chuẩn hoá ngôn ngữ. Ông kể, ông cùng các đồng nghiệp nghiên cứu tài liệu chuẩn hoá ngôn ngữ của Tiệp Khắc, của Liên Xô, “tôi bắt đầu được các đồng chí Nguyễn Kim Thản, Hoàng Phê cho đến nói chuyện trình bày các vấn đề về chuẩn. Tôi được trình bày nhiều lần ở các trường Tuyên giáo, Bộ công an, Trường Sĩ quan lục quân và trường Quân đội. Chúng tôi còn tiếp tục làm công việc này cho đến nhiều năm sau nữa.” Nghiên cứu lí thuyết chuẩn hóa cũng là để ứng dụng vào chuẩn hóa tiếng Việt. Và, sự nghiên cứu ấy đã được ứng dụng vào một nhiệm vụ quan trọng, nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho giới ngôn ngữ học Việt Nam lúc bấy giờ là biên soạn “Từ điển tiếng Việt”. Những năm tháng chiến tranh ấy, có thể nói, cả Viện Ngôn ngữ học “thắp đèn dầu” làm phiếu tư liệu cho từ điển. PGS. Đào Thản bồi hồi nhớ lại, “từ điển học là cái gì rất mới mẻ đối với chúng tôi”; “đồng chí Hoàng Phê thì nghiên cứu tài liệu về từ điển học”; “lần đầu tiên việc biên soạn từ điển không phải bắt đầu từ trí óc của người biên soạn nghĩ ra mà từ tài liệu thực tế. Chúng tôi thu thập hàng triệu phiếu trong các tác phẩm cổ điển, hiện đại, thơ văn Việt Nam. Công tác này có thể nói là toàn Viện lúc bấy giờ đều tham gia xây dựng làm một kho phiếu từ điển trong nhiều năm để có một kho tư liệu phong phú về tiếng Việt, có thể giúp không những cho người biên soạn từ điển mà còn giúp cho nhiều bộ môn khác về thực tế tiếng Việt.”
Biên soạn từ điển là công việc không chỉ nặng nhọc theo kiểu “tù khổ sai” mà nó cần những người giỏi về lí luận từ điển, đặc biệt là lí luận về từ vựng-ngữ nghĩa cộng với sự trải nghiệm về ngôn ngữ. PGS. Đào Thản hội đủ những phẩm chất ấy. Ông thông minh, cần mẫn, tỉ mẩn, tài hoa với một vốn tiếng Việt đầy ắp và một đức tính không thể thiếu của người làm khoa học, đó là sự khiêm tốn.
Ông nhớ lại, “chúng tôi bắt đầu đi sâu vào viết, tìm hiểu nghĩa từng từ, cơ cấu nghĩa của từ, nhóm từ và bắt đầu đi vào định nghĩa thử các từ cụ thể cùng với toàn Viện. Có thể nói là hầu hết các đồng chí tham gia Viện Ngôn ngữ học đều có đóng góp. Một bộ phận lớn cán bộ của Viện được hình thành gọi là Phòng Từ điển. Những cuộc sinh hoạt thường xuyên về từ điển, những buổi thường xuyên làm công việc cụ thể về tư liệu, về ngữ cảnh, tiến tới làm biên soạn định nghĩa từng từ một,…”. Kết quả, cuốn Từ điển tiếng Việt đã hoàn thành, xuất bản lần đầu năm 1988 với lời tựa của Thủ tướng phạm Văn Đồng và được nhận giải thưởng Nhà nước khoa học công nghệ năm 2005. Kết quả này có công sức không nhỏ của ông về chuyên môn và cả về quản lí với vai trò nhiều năm là Phó phòng rồi Trưởng phòng Phòng Từ điển học.
Cùng với Từ điển tiếng Việt, PGS Đào Thản còn biên soạn một số cuốn từ điển khác và nhiều công trình nghiên cứu lí luận cũng như thực tế tiếng Việt. Cho đến nay, ông đã công bố trên 100 công trình nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có các cuốn như “Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật”, “ Một sợi rơm vàng”. Đọc các trang viết của ông, có thể nhận ra sự tinh tế, dí dỏm đến tài tình của ông về cảm thụ tiếng Việt. Dường như trời đã phú cho ông sự tinh tế ấy với một tâm hồn văn chương đa cảm và giàu lòng vị tha từ trong cuộc sống gia đình đến ứng xử ngoài xã hội. Chắc nhiều người còn nhớ bài thơ “Tôi là con mương nhỏ của ông” đã được đưa vào sách Tập đọc lớp 3 từ những năm 60 của thế kỉ XX. Vì thế, khi trò chuyện, không chỉ nói về vấn đề chuyên môn, ông còn nhớ về cả những hoạt động sinh hoạt tập thể của Viện, những cuộc phát động thi đua của Công đoàn rất ý nghĩa, vui vẻ. “Công tác của Viện lúc này được triển khai không chỉ làm từ điển. Công tác các mặt như Công đoàn, thi đua cũng được phát triển. Tôi còn nhớ những bài báo tường viết về thi đua của Viện, trong đó có những bài thơ dí dỏm:
Nguyện làm chiến sĩ thi đua/ Kí vào giao ước cho vừa lòng nhau/ Cuối năm dù chẳng được bầu/ Tấm lòng son vẫn một màu đinh ninh/ Thi đua nào phải cho mình/ Không thành danh hiệu cũng thành …thi nhân”.
GS.TS Nguyễn Văn Khang & Trần Ngân Giang
CÁC CÔNG TRÌNH NCKH CỦA PGS. ĐÀO THẢN
1. Phấn đấu cho ngôn ngữ trong sáng và chính xác hơn nữa / Đào Thản //Nghiên cứu Văn học. - 1960. - số 7. - tr.: 46-53.
2. Mấy vấn đề ngôn ngữ hiện nay / Đào Thản // Nghiên cứu Văn học. - 1962. - số 5. - tr.: 60.
3. Từ điển chính tả phổ thông / Hoàng Phê, Đào Thản,.... - H. : Văn hóa, 1963. - 152tr ; 28cm.
4. Đi tới thống nhất một số qui tắc dùng dấu ngắt câu / Đào Thản // Tạp chí Văn học. - 1964. - số 1. - tr.: 70.
5. Bài học về sử dụng ngôn ngữ trong ’Sống như anh’ / Đào Thản // Tạp chí Văn học. - 1966. - số 3. - tr.: 38-42.
6. Đi tìm một vài đặc điểm của ngôn ngữ truyện Kiều / Đào Thản // Tạp chí Văn học. - 1966. - số 1. - tr.: 67-75.
Cũng đăng trong Kỉ yếu ’Kỉ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du’. H.: KHXH, 1968.
7. Thảo luận mấy vấn đề tu từ học sau khi đọc giáo trình Việt ngữ tập 3 / Đào Thản, Hoàng Văn Hành // Tạp chí Văn học. - 1967. - số 2. - tr.: 75-83.
8. Gạn đục khơi trong / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1969. - số 2. - tr.: 67-68.
9. Một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói / Anh Đào sưu tầm //Ngôn ngữ. - 1969. - số 2. - tr.: 69-70.
10. Gạn đục khơi trong / Đào Vĩnh, Thanh Huệ, Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1970. - số 1. - tr.: 78-79.
11. Những đặc điểm của từ láy tiếng Việt / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1970. - số 1. - tr.: 54-64.
12. Gạn đục khơi trong: Câu và ý / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1970. - số 2. - tr.: 65-66.
13. Gạn đục khơi trong: Lỗi về dùng từ / Văn Việt, H. T // Ngôn ngữ. - 1970. - số 3. - tr.: 73-74.
14. Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch / Đào Thản, Hoàng Văn Hành // Ngôn ngữ. - 1970. - số 3. - tr.: 4-10.
Cũng đăng trong ‘Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh’. H.: KHXH, 1980, tr.: 81-92.
15. Gạn đục khơi trong: Những đầu đề lớn / Trần Thi // Ngôn ngữ. - 1970. - số 4. - tr.: 65-66.
16. Gạn đục khơi trong: Lỗi về chính tả và dấu câu / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1971. - số 1. - tr.: 69-70.
17. Gạn đục khơi trong: Lỗi trong câu / Sông Hương, Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1971. - số 2. - tr.: 73-74.
18. Để hiểu một bài ca dao cũ / Đào Anh Đào // Ngôn ngữ. - 1971. - số 3. - tr.: 64-68.
19. Gạn đục khơi trong: Những cái thừa trong câu / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1971. - số 3. - tr.: 69-70.
20. Gạn đục khơi trong: Vẫn chuyện... dùng từ và đặt câu / Hồng Anh, Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1971. - số 4. - tr.: 73; 75.
21. Gạn đục khơi trong: Những lỗi khác nhau / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1972. - số 1. - tr.: 73-74.
22. Màu đỏ trong thơ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1972. - số 1. - tr.: 67-70.
23. Gạn đục khơi trong / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1972. - số 2. - tr.: 69.
24. ’Còn non, còn nước, còn người’: nhân đọc câu thơ của Bác, tìm hiểu từ ’nước non’ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1972. - số 3. - tr.: 60-62.
25. Gạn đục khơi trong / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1972. - số 3. - tr.: 75-76.
26. Ngọt: (ghi chép tư liệu) / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1973. - số 1. - tr.: 61-64.
27. Gạn đục khơi trong: Ngoặc đơn ngoặc kép. Tình cảm hay cảm giác. ’Quần nhau với chú hổ’(!). Yêu cầu về nhất quán / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1973. - số 3. - tr.: 69-70.
28. Tiếng Hà Nội / Đào Thản // Báo Hà Nội mới. - 1973. - ngày 09/02.
29. Gạn đục khơi trong: Trong sách báo cho các em / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1974. - số 1. - tr.: 70.
30. Về các nghĩa biểu cảm của ’Tấm’ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1974. - số 2. - tr.: 67-72.
31. Gạn đục khơi trong / Văn Việt // Ngôn ngữ. - 1975. - số 1. - tr.: 66-67.
32. Từ điển tiếng Việt phổ thông / Hoàng Phê (chủ biên),.... - H. : KHXH, 1975. - 308tr ; 25cm. T.I: A-C.
33. Về những từ có nghĩa thời gian trong tiếng Việt : BCKH / Đào Thản // Hội nghị Ngôn ngữ học ngành đại học lần thứ nhất. - Tp.HCM. - 1976.
34. Cần quan tâm rèn luyện ngôn ngữ cho các em / Đào Thản // Báo Văn nghệ. - 1979. - số 25. - tr.: 7.
35. Về các nhóm từ có nghĩa thời gian trong tiếng Việt / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1979. - số 1. - tr.: 40-45.
36. Sổ tay dùng từ / Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Đào Thản. - H. : KHXH, 1980. - 123tr ; 15cm.
37. Vài ý kiến về nội dung dạy từ ngữ cho học sinh / Đào Thản // Báo Văn nghệ. - 1980. - số 15. - tr.: 2.
38. Sổ tay dùng từ: Chốc, lát, khó lòng / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1981. - số 3-4. - tr.: 62-63.
39. Thử tìm hiểu vấn đề tiêu chí nhận dạng các đơn vị từ vựng đặc trưng cho khẩu ngữ : BCKH tại Hội nghị Ngôn ngữ học toàn quốc, 1979 / Đào Thản // Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ. T.1. - H. : KHXH, 1981. - tr.: 133-138.
40. ’Hoàng hôn’ và ’hôn hoàng’ / Anh Đào // Ngôn ngữ. - 1982. - số 1. - tr.: 65-66.
41. Sổ tay dùng từ: Khi, lúc / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1982. - số 1. - tr.: 70-71.
42. Sổ tay dùng từ: Mãi / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1982. - số 2. - tr.: 71-72.
43. Sổ tay dùng từ: Nay / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1982. - số 3. - tr.: 65-66.
44. Đôi điều lý thú về những con số / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1982. - số phụ 1. - tr.: 13-15.
45. Giây phút và giây lát / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1982. - số phụ 2. - tr.: 35.
46. Chữ ’dân’ chữ ’nước’ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu : BCKH / Đào Thản, Nguyễn Thế Lịch // Kỉ yếu HNKH về Nguyễn Đình Chiểu nhân kỉ niệm lần thứ 160 ngày sinh của nhà thơ 1822-1982. - Bến Tre : Sở Văn hoá và thông tin, 1983. - tr.: 463-467.
Cũng đăng trong ‘Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật’. H.: KHXH, 1988, tr. 203-207.
47. Sổ tay dùng từ: Sẽ, sắp / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1983. - số 1. - tr.: 66-67.
48. Sổ tay dùng từ: Đằng đẵng / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1983. - số 2. - tr.: 69-70.
49. Cứ liệu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian-thời gian / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1983. - số 3. - tr.: 1-7.
50. Sổ tay dùng từ: ’Bao giờ’, ’bây giờ’ / Anh Đào // Ngôn ngữ. - 1983. - số 3. - tr.: 71-72.
51. Ngày xuân với ý thức rèn luyện ngôn ngữ / Đào Thản // Báo Văn nghệ. - 1984. - số 6. - tr.: 2.
52. Chuyện vui về nghĩa và cách chuyển nghĩa của hai từ ’tổ’, ’ổ’ / Đào Thản //Ngôn ngữ. - 1984. - số phụ 1. - tr.: 15-17.
53. Được voi đòi tiên, có nếp có tẻ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1984. - số phụ 2. - tr.: 10-11.
54. Sổ tay dùng từ: Thầm / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1985. - số 1. - tr.: 64-66.
55. Tài chơi chữ của Nguyễn Khuyến / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1985. - số 1. - tr.: 10-16.
56. Từ điển chính tả tiếng Việt / Hoàng Phê (chủ biên), Lê Anh Hiền, Đào Thản. - H. : Giáo dục, 1985. - 367tr ; 19cm; (Tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2000).
57. Khả năng chuyển đổi trật tự âm tiết để tạo biến thể của từ trong các đơn vị từ vựng song tiết / Đào Thản // Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1986. - tr.: 249-250.
Cũng đăng trong ‘Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật’. H.: KHXH, 1988, tr.: 82-91.
58. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ Nôm / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1986. - số 1. - tr.: 50-55.
Cũng đăng trong ‘Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm’. Viện Văn học- Hải Phòng, 1991, tr.: 352-356.
59. Sổ tay dùng từ: giao, trao, rất, thật / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1986. - số 2. - tr.: 71-72.
60. Chơi chữ và hiệu quả nghệ thuật của chơi chữ / Đào Thản // Tiếng Việt. - 1988. - tr.: 16-20; Số phụ của tạp chí "Ngôn ngữ".
61. Nghĩa của cách nói ’A là A’, ’A ra A’ (’chiến tranh là chiến tranh’, ’trường ra trường’) / Anh Đào // Tiếng Việt. - 1988. - tr.: 36-38; Số phụ của tạp chí "Ngôn ngữ".
62. Từ điển tiếng Việt / Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu, Đào Thản,.... - H. : KHXH, 1988. - 1206tr ; 23cm.
(Tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 1992, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003).
63. Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật / Đào Thản. - H. : KHXH, 1988. - 208tr ; 19cm; (Tái bản có sửa chữa và bổ sung năm 2000).
64. Vấn đề cấu tạo bảng từ trong từ điển / Đào Thản // Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam á. - H. : KHXH, 1988. - tr.: 168-172.
65. ý nghĩa những câu ca: Đồng tiền Vạn Lịch / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1989. - số 3. - tr.: 26-27.
66. Một vài đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi / Đào Thản // Tiếng Việt. - 1989. - tr.: 60-68; Số phụ của tạp chí "Ngôn ngữ".
67. Tiếng sáo Thiên Thai: (Phân tích bài ’Tiếng sáo Thiên Thai’ của Thế Lữ / Anh Đào // Tiếng Việt. - 1989. - tr.: 10-13; Số phụ của tạp chí "Ngôn ngữ".
68. ’Má ơi, con vịt chết chìm’ / Đào Thản // Nghiên cứu nghệ thuật. - 1990. - số 2. - tr.: 64-66.
69. Một khía cạnh của thi pháp ca dao : BCKH / Đào Thản // HNKH ‘Ngôn ngữ và đời sống xã hội-văn hoá’. - H. : Viện Ngôn ngữ học-Tạp chí Ngôn ngữ, 1990. - tr.: 6.
70. Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1990. - số 3. - tr.: 38-41.
71. Nhịp lẻ trong thơ lục bát : BCKH / Đào Thản // HNKH ‘Ngôn ngữ và đời sống xã hội-văn hoá’. - H. : Viện Ngôn ngữ học-Tạp chí Ngôn ngữ, 1990. - tr.: 7.
72. Hệ thống từ ngữ chỉ màu phụ của tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ quát / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1993. - số 2. - tr.: 11-15.
73. Ngôn ngữ thơ-một số thang độ của tính từ tiếng Việt : BCKH / Đào Thản //HNKH ’Ngôn ngữ học Việt Nam - Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn’ (25 năm Viện Ngôn ngữ học). - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1993.
74. Thêm một vài luận điểm lý thuyết về chơi chữ : BCKH / Đào Thản // HNKH ’Ngôn ngữ học Việt Nam - Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn’ (25 năm Viện Ngôn ngữ học). - H. : Viện Ngôn ngữ học, 1993.
75. Tính thống nhất của ngôn ngữ nghệ thuật-những yếu tố bền vững liên kết các bài thơ Nhật kí / Đào Thản // Suy nghĩ mới về "Nhật kí trong tù". - H. : Giáo dục, 1993. - tr.: 215-225.
76. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi / Đào Thản // Tạp chí Văn học. - 1994. - số 2. - tr.: 13.
77. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Huy Tự trong Hoa Tiên / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1994. - số 3. - tr.: 14-18.
78. Từ điển giáo khoa tiếng Việt : Tiểu học / Nguyễn Như ý (chủ biên), Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn. - H. : Giáo dục, 1994. - 300tr ; 21cm; (Tái bản 1995, 1997, 1998, 2000, 2002).
79. Ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Đào Thản, Nguyễn Đình Cát // Tạp chí Cộng sản. - 1995. - số 6.
80. ’Từ điển chính tả’ và ’Từ điển vần’, hai công trình mới về tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1996. - số 4. - tr.: 71-76.
81. Thử tìm hiểu một khía cạnh nhân văn trong việc dùng sai từ ’hỗ trợ’ / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1996. - số 1. - tr.: 9.
82. Giá trị của những câu nói / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1996. - số 6. - tr.: 27.
83. Hệ thống các kiểu chú trong Từ điển tiếng Việt / Đào Thản // Một số vấn đề từ điển học. - H. : KHXH, 1997. - tr.: 136-147.
84. Nói chuyện trâu ngày đầu năm Sửu / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1997. - số 1. - tr.: 4-6.
85. Thêm một vài suy nghĩ về tình hình phát triển ngôn ngữ hiện nay / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1997. - số 6. - tr.: 3-5.
86. Láy với ’iếc’ - một dạng láy đặc biệt trong lời nói / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1998. - số 1. - tr.: 1-8.
Cũng đăng trong ’Từ láy-những vấn đề còn để ngỏ’. H.: KHXH, 1998. - tr.: 91-108.
87. Một cuốn sách cần thiết và bổ ích: ’Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước’ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1998. - số 1. - tr.: 74-75.
88. Đọc: ’Từ điển từ láy tiếng Việt’ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1998. - số 2. - tr.: 75-77.
89. Giáo sư Lê Khả Kế-một tấm gương lao động khoa học / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1998. - số 3. - tr.: 77-78.
Cũng đăng trong Ngôn ngữ & đời sống, 1998, s. 6, tr.: 19-21.
90. Có gì vui quanh cái tên con hổ? / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1998. - số 1. - tr.: 6-7.
91. Lỗi chính tả và morát trên báo Văn nghệ trẻ / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1998. - số 3. - tr.: 15-16.
92. Danh ngôn hay quảng cáo / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1998. - số 6. - tr.: 15-16.
93. Chia vui và mua vui, Vô giá và có giá, Thiên phú hay triệu phú / Anh Đào //Ngôn ngữ & đời sống. - 1998. - số 10. - tr.: 28.
94. Về ca dao hài hước / Đào Thản // Văn hoá dân gian. - 1998.
95. Cây lúa, tiếng Việt và nét đẹp văn hoá, tâm hồn Việt Nam / Đào Thản //Ngôn ngữ. - 1999. - số 5. - tr.: 43-48.
96. Một công trình chuyên khảo mới của Giáo sư Nguyễn Đức Dân: Ngữ dụng học / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 1999. - số 5. - tr.: 73.
97. Ai đem nhân hoá mùa xuân / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1999. - số 1. - tr.: 7-9.
98. Hai tiếng ’quê hương’ trong lòng người xa nước / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1999. - số 4. - tr.:6-7.
99. Thêm một thành ngữ đáng bàn / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 1999. - số 8. - tr.: 32-33.
100. Tìm hiểu nghĩa của hình vị mang thanh hỏi trong ngày xửa ngày xưa, đêm nảo đêm nao, tận đẩu tận đâu,... trong tiếng Việt / Trần Thị Ngân Giang, Anh Đào // Ngôn ngữ. - 2000. - số 2. - tr.: 26-28.
101. Đọc sách: ’Tiếng Việt trong trường học’ (tập III) / Anh Đào, Thu Thu //Ngôn ngữ. - 2000. - số 7. - tr.: 65-67.
102. Điển tích trong văn thơ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 2000. - số 8. - tr.: 66-67.
103. Dạy yếu tố Hán Việt cho học sinh / Anh Đào // Ngôn ngữ. - 2000. - số 10. - tr.: 66-67.
104. Chúa thơ Nôm, nàng là ai? / Văn Việt // Ngôn ngữ & đời sống. - 2000. - số 8. - tr.: 21.
105. Hiểu và giải thích một câu tục ngữ / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 2001. - số 3. - tr.: 62-65.
106. Một bài thơ, một tượng đài vợ lính trong lòng dân cả nước / Đào Thản //Ngôn ngữ. - 2001. - số 5. - tr.: 73-74.
107. Chữ ’độc lập’ của ta, chữ ’Độc Lập’ viết hoa / Đào Thản // Ngôn ngữ & đời sống. - 2001. - số 9. - tr.: 2-5.
108. Một sợi rơm vàng / Đào Thản. - Tp.HCM : Nxb Trẻ, 2001. - 188tr ; 21cm.
109. Ngôn ngữ báo chí / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 2002. - số 10. - tr.: 79-80.
110. Ngữ nghĩa của khuôn ’nào... ấy; bao... bấy’ trong quán ngữ, ngữ cố định và tục ngữ tiếng Việt / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 2002. - số 13. - tr.: 7-10.
Cũng đăng trong ‘Những vấn đề Ngôn ngữ học (Kỷ yếu Hội nghị Khoa học 2001)’. H.: Viện Ngôn ngữ học, 2002, tr.: 243-247.
111. Sổ tay dùng từ tiếng Việt / Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản. - Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung. - H. : KHXH, 2002. - 213tr ; 21cm.
112. Tiếng Việt: bảo vệ để phát triển : BCKH / Đào Thản, Trần Đại Nghĩa // Hội thảo khoa học ’Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’. - Tp.HCM. - 2002. - ngày 28/12. - tr.: 278-280.
113. Ngôn ngữ giao tiếp trên lớp học của giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay / Đào Thản // Ngôn ngữ. - 2003. - số 5. - tr.: 57-68.