Nguyên Trưởng ban Ban Phương ngôn - Lịch sử
Họ tên: Vương Lộc ( Tên khai sinh Vương Đình Lộc)
Bút danh: Vương Lộc, Hồng Hà, Việt Tâm.
Ngày sinh : 30 - 12 – 1930
Quê quán: Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An.
Học hàm : Phó Giáo sư (1984)
Người dong dỏng cao, thư sinh nho nhã, không biết từ lúc nào và ai đã gọi anh là “Chàng Vương” mà khi tôi về Viện năm 1977, anh đã có “biệt danh” đó rồi. Biết vậy thôi nhưng chưa bao giờ tôi và anh em trong Ban “dám” gọi hay xưng hô với anh kể cả lúc anh không có mặt bằng cái biệt danh nho nhã ấy. Chúng tôi không “dám” có lẽ cũng đúng bởi đằng sau gương mặt thanh tú và nụ cười chúm rất dí dỏm của anh luôn thường trực sự đỏi hỏi nghiêm khắc đối với công việc. Biết điều đó nên quãng thời gian dài anh phụ trách Ban, chúng tôi chưa bao giờ có khái niệm “quá chén”, “lỡ đà”. Nói vui vậy thôi nhưng sự tôn trọng, chân tình và quý mến của anh đối với mọi người trong Ban khiến những năm đó, chúng tôi giống như một gia đình, sôi nổi và băng băng hoàn thành khá nhiều phần việc. Ví dụ đề tài “Điều tra tiếng Hà Nội” khoảng năm 1981-1983 được tiến hành ở các khu phố cổ và ngoại thành, và chúng tôi, mỗi người một xe đạp, một cặp túi, lần lượt đi hết Giang Biên, Bát Tràng, Hội Xá, Phù Đổng, Vạn Phúc... thu thập từ ngữ nghề thủ công và từ địa phương; lần lượt tiếp xúc các nhà văn, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử như Trần Quốc Vượng, Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan, Hoàng Đạo Thúy, Trần Huy Bá, Vũ Tuấn Sán... tìm hiểu về tiếng Hà Nội. Vất vả nhưng vui và đầy kết quả. Anh Vương Lộc đã thổi vào chúng tôi niềm hăng say công việc đó. Đó là quãng thời gian không thể quên của anh em Ban Phương ngôn - Lịch sử Tiếng Việt.
Có kiến thức rất sâu về Phương ngôn - Lịch sử và Hán Nôm, PGS.Vương Lộc luôn mong muốn truyền sự hiểu biết đó cho cán bộ trong Ban. Lớp Hán cổ của Ban học được rất nhiều từ người thầy nghiêm nghị ấy. Nhiều kiến thức làm việc sau này mà chúng tôi có được là do đã được trang bị từ lớp Hán cổ đó.
Có lẽ mỗi cán bộ nghiên cứu chúng ta, khi bước vào nghề, trên đầu đều sừng sững một “ông Trưởng phòng”. Ông ấy sẽ chỉ đạo và quyết định mọi vấn đề chuyên môn của phòng. Còn ông Trưởng ban Ban Phương ngôn - Lịch sử, PGS. Vương Lộc của chúng tôi, anh đã làm được nhiều hơn thế. Nhân cách và bản lĩnh khoa học của anh đã chảy vào chúng tôi. Và giờ đây, dù đang ở đâu và làm công việc gì, ánh mắt khắt khe và nụ cười chúm dí dỏm của anh tưởng như vẫn dõi theo, giám sát và khích lệ chúng tôi...
TS. Lê Văn Trường
(Nguyên cán bộ Ban Phương ngôn - Lịch sử, Viện Ngôn ngữ học,)
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU
I . Sách
1. Vương Lộc - Âm vận học tiếng Hán (Tập bài giảng tại Viên nghiên cứu Hán Nôm) 1974. 100tr.
2. Vương Lộc - Coup d’oeil sur l ’évolution de la langue vietnamienne. études vietnamiennes. No 40. Essais linguistiques,1974, pp 9-30.
3. Vương Lộc - Điển cố văn học (đồng tác giả, chủ biên Đinh Gia Khánh) - H. Nxb KHXH, 1977, 441 tr.
4. Vương Lộc - Từ điển tiếng Việt phổ thông (T1 A-C (đồng tác giả, chủ biên Hoàng Phê -H. Nxb. KHXH.1975, 308 tr.
5. Vương Lộc - Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại (Hữu Quỳnh và Vương Lộc) – H. Nxb. Giáo dục, 1980, 137 tr.
6. Vương Lộc - Từ điển tiếng Việt (đồng tác giả, chủ biên Hoàng Phê) - H. Nxb KHXH., 1988. 1206 tr.. Tái bản có sửa chữa , bổ sung năm 1992, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003. Công trình được tặng Giải thưởng Nhà Nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005 .
7. Vương Lộc - An Nam dịch ngữ - giới thiệu và chú giải - H. Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 1995, 201 tr. Tái bản có sửa chữa 1997.
8. Vương Lộc - Quốc âm thi tập phiên âm và chú giải (đồng tác giả) - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb. Văn học,.2000, 713 tr..
9. Vương Lộc - Từ điển từ cổ - H. Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 178 tr. Tái bản có bổ sung, sửa chữa 2002.
10. Vương Lộc - Từ ngữ lịch sử, Từ ngữ văn thơ nôm . Nhà xuất bản Nghệ An,. 2005, 319 tr.
11. Vương Lộc - Tự điển chữ nôm ( đồng tác giả, chủ biên Nguyễn Quang Hồng) - H. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Giáo dục, 2006, 15461 tr.
12. Vương Lộc - Từ điển bách khoa Việt Nam. T. 1. (đồng tác giả). H. Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. 1995. 963 tr.
13. Vương Lộc - Từ điển bách khoa Việt Nam. T. 2. ( đồng tác giả), Nxb. Từ điển bách khoa.. 2002..1035 tr.
14. Vương Lộc - Từ điển bách khoa Việt Nam. T. 3. ( đồng tác giả) - H. Nxb. Từ điển bách khoa.. 2003..877 tr.
15. Vương Lộc - Từ điển bách khoa Việt Nam. T. 4 (đồng tác giả) - H. NXb. Từ điển bách khoa , 2005,1187 tr.
16. Vương Lộc - Bách khoa thư Hà Nội T.11. Tiếng Hà Nội (đồng tác giả) -H, Nxb Thời đại, 2010, 279 tr.
II. Bài viết
1. Vương Lộc - Một vài nhận xét về từ điển giải thích của ta. Ngôn ngữ, S. 2,1969, tr.19 -26.
2. Vương Lộc - Nguồn gốc một số yếu tố mất nghĩa trong từ ghép đẳng lập. Ngôn ngữ. S. 2, 1970, tr.32-34.
3. Nguyễn Kim Thản - Vương Lộc - Thử tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố “ Lạc”. Khảo cổ học, số 9+10, 1971, tr.51-55. Trong “Hùng Vương dựng nước” T. 4, H., Nxb KHXH, 1974, tr.134 -141.
4. Hồng Hà - Tìm hiểu từ nguyên. Ngôn ngữ, S.. 3., tr. 69 -70.
5. Hồng Hà - Năm Quý Sửu, tìm hiểu về nguồn gốc từ “ trâu”. Ngôn ngữ. S. 2,1970, tr. 32-34.
6. Vương Lộc - Nguồn gốc của yếư tố” phân” trong từ ghép “ phân bì” . Ngôn ngữ. S. 4, 1973, tr. 37- 40.
7. Vương Lộc, Kiều Thu Hoach. Góp vài ý kiến về bản phiên âm “ Quốc âm thi tập”. Ngôn ngữ. S. 2. 1974, tr.34 -41.
8. Hoàng Văn Hành, Vương Lộc - Về cuốn” Từ điển Truyện Kiều” Ngôn ngữ. S. 2. 1975, tr.57- 61.
9. Vương Lộc- Về thời kì xuất hiện phụ âm TR. BCKH tại Hội nghịkhoa học Viện Ngôn ngữ học , 1975.
10. Vương Lộc - Vài nét về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt. Báo Giải phóng 27- 6 - 1976.
11. Vương Lộc - Về quá trình biến đổi u, b > v Ngôn ngữ. S. 4, 1978, tr. 42- 44.
12. Vương Lộc - Về quá trình bién đổi của một số phụ âm đầu trong các phương ngữ tiếng Việt từ thế kỉ 17 đến nay. BCKH tại Hội nghịkhoa học Viện Ngôn ngữ học, 1978.
13. Vương Lộc - Bàn về ba nguyên tắc xác định chuẩn chính tả. Ngôn ngứ. S. 3+4, 1979, tr.111-115.
14. Hoàng Văn Hành, Vương Lộc - Mấy đặc điểm của vốn từ tiếng Việt văn học thế kỉ XV qua “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Ngôn ngữ S. 3, 1980, tr. 22-28.
15. Vương Lộc - Về một vài hư từ trong “ Quốc âm thi tập”. Ngôn ngữ, S. 4. 1980, tr. 9-14.
16. Hồng Hà - Tìm tòi trong tiếng Việt: Nguồn gốc các từ “sầu riêng”, “kẻ” và “quê”.Mối quan hệ các từ: “ràng”, “tổ”, “ổ”. Ngôn ngữ 1982, số phụ 1, tr.30 -32.
17. Vương Lộc - An Nam dịch ngữ và các bản từ vựng tiếng Việt thế kỷ XV- XVI - Ngôn ngữ S. 3, 1983, tr.36 - 42.
18. Vương Lộc - Remarques sur le lexique chinois -Vietnamien “ An- Nan- Yi - Yu des XV- XVI siècles , BCKH tại CNRS, Paris,1984.
19. Hồng hà - Tìm tòi trong tiếng Việt : “ đăm” “ chiêu” và “ đăm chiêu” và về nguồn gốc từ “tẩy chay”. Ngôn ngữ 1984, số phụ 1 tr. 13 -14, và 17.
20. Hồng Hà. Một vài nhận xét về các con vật trong thành ngữ so sánh như: chậm như sên, nhát như thỏ. Ngôn ngữ, 1984, số phụ 2 , tr. 8 - 9.
21. Vương Lộc - Một vài kết quả bước đầu trong việc khảo sát từ Hán Việt cổ. Ngôn ngữ , S. 1, 1985, tr.27-31.
22. Việt Tâm - Đường cái quan. Ngôn ngữ, 1985, số phụ 1, tr. 3.
23. Việt Tâm - Giải thích từ ngữ Hán Việt: thủ công, thủ cấp, thủ thế, ngũ, đội ngũ, hàng ngũ, thị, vọng, chiêm, khán, lãm, quan, kiến. Tiếng Việt 1988, tr. 21-22 (số phụ của tạp chí Ngôn ngữ).
24. Vương Lộc - Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XV-XVI qua cứ liệu cuốn “ An Nam dịch ngữ”. Ngôn ngữ S. 1-2, 1989, tr. 1-12.
25. Vương Lộc - Tìm hiểu từ nguyên: bánh Vẽ hay bánh vẽ? úm ba la, sầu đâu và xoan
26. Trung Thuần - Việt Tâm - Một vài góp ý cho cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt . Báo Giáo dục & thời đại, ra ngày 22- 4 -1991.
27. Việt Tâm - Kiên Trường - Một vài nhận xét về cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam . Tạp chí Hán Nôm, S. 3, 1994, tr. 70-71.
28, Vương Lộc - “Phương ngôn “ của Dương Hùng thời Tây Hán và một số từ có quan hệ với tiếng Việt và các ngôn ngữ Phương Nam”. Ngôn ngữ, S. 1 , 1994, tr.1-5.
29. Vương Lộc - Henri Maspéro và công trình “ Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt - Các âm đầu “. Ngôn ngữ, s.3, 1997, tr. 34 -39. Đăng lại trong “ Giao lưu Văn hoá & Ngôn ngữ Việt-Pháp”. Viện Ngôn ngữ , Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr. 280-289.
30. Vương Lộc - Một số nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong “ Hồng Đức quốc âm thi tập “. Ngôn ngữ, S. 4,1999, tr.3-10.
31. Vương Lộc - Hói đáp về chữ Nôm, Ngôn ngữ, S. 5, 2000, tr. 73-74.
32. Vương Lộc - Tìm hiểu về các từ chí, lục, kiến văn. Ngôn ngữ, S. 11,2000, tr.53-64.
33. Đào Thản - Vương Lộc - Về cuộc tranh luận giữa hai ông Bùi Thiết - An Chi,Thế giới mới, S.478 ngày 18 - 2 – 2002, tr 91 – 94.
34. Vương Lộc - Tưởng nhớ giáo sư Hoàng Phê. Ngôn ngữ, S. 4, 2005, tr.78 -80.