PGS. TS. PHẠM TẤT THẮNG
Công tác tại Viện Ngôn ngữ học từ năm 1985 đến nay
Bút danh: Phạm Tất Thắng, Văn Tèo, Phạm Tất, Lưu Phương, Phạm Hoàng Gia
Năm sinh: 1953
Quê quán: Tiền Hải, Thái Bình
A. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
- Năm 1979, tốt nghiệp Đại học Ngữ văn hệ chính quy tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1997: bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) tại Viện Ngôn ngữ học, Viện KHXH VN
- Năm 2011: tốt nghiệp tiếng Anh hệ Văn bằng II tại Khoa tiếng Anh, Đại học Mở Hà Nội
- Năm 2012: Được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.
- Năm 2013: Được Giám đốc Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH VN bổ nhiệm chức danh PGS.
B. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Trong Kháng chiến chống Mĩ, phục vụ trong lực lượng TNXP tại mặt trận B5- Đ9, Đoàn 559 từ 2/1972- 6/1975.
- Sau Giải phóng, học lớp chuyên ngữ K20 (9/1975-9/1979) khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Cuối năm1979, tái ngũ phục vụ Chiến dịch chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc; Giảng dạy tại K5, Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự (nay là Đại học Chính trị) và được phong quân hàmThiếu úy năm1980, Trung uý năm1982.
- Đầu năm 1985, chuyển ngành về Viện Ngôn ngữ học,Uỷ ban KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); làm việc tại Phòng Ngôn ngữ học - xã hội từ 1985 - 2007; bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại Viện Ngôn ngữ học đầu năm 1997.
- Từ 2008 - 11/2013: Trưởng phòng Phòng Từ vựng học.
- Từ 2008 - nay: là Nghiên cứu viên chính; Uỷ viên Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ học; giảng viên kiêm nhiệm Học viện KHXH.
C. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Ngôn ngữ học xã hội và Từ vựng học
Chuyên môn sâu: Danh xưng học (Onomastics)
D. THAM GIA NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO
- Tham gia nghiên cứu:
- Đã tham gia 10 đề tài khoa học cấp Bộ.
- Chủ nhiệm 4 đề tài và dự án cấp Bộ ( đã nghiệm thu ):
1. Đặt và đổi tên gọi đường phố thành phố Thái Bình, (đồng chủ nhiệm với PGS Vũ Kim Bảng), UBND tỉnh Thái Bình, 2003.
2.Tình hình mù chữ, tái mù chữ và vấn đề xóa mù chữ ở Việt Nam trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế,Viện KHXH Việt Nam,2009 - 2010.
3. Nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ báo viết và báo điện tử phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam,Viện KHXH Việt Nam 2011- 2012.
4. Điều tra, nghiên cứu ý thức tự giác ngôn ngữ - tộc người cộng đồng Vân Kiều góp phần xác định tên gọi dân tộc Bru - Vân kiều ở Việt Nam, Ủy ban Dân tộc Nhà nước, 2013.
- Chủ nhiệm 3 đề tài khoa học cấp Viện ( đã nghiệm thu ):
1.Tên riêng người Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2005
2. Đặc điểm văn hóa - xã hội của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2013.
3. Đặc điểm của lớp thuật ngữ chính trị trong Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì,Viện Ngôn ngữ học, 2014.
- Giảng dạy đại học:
Đại học Chính trị (BQP), Trung tâm Đại học Huế; Đại học Đà Lạt; Học viện Phật giáo Hà Nội; Học viện An ninh nhân dân (BCA); Viện đại học Mở Hà Nội; Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học KHXH&NV - Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Phương Đông, Đại học Lương Thế Vinh, Học viện KHXHVN, Học viện Cảnh sát Nhân dân (BCA), Đại học Văn hóa.
- Đào tạo sau đại học:
Đã hướng dẫn 5 luận văn Thạc sĩ (đã bảo vệ).
Đã hướng dẫn 3 luận án Tiến sĩ (đã bảo vệ):
1. Đặc điểm ngôn ngữ học - xã hội của hiện tượng song ngữ ở An Giang
(HD2)
2. Đặc trưng văn hóa- xã hội của địa danh Thanh Hóa (HD1)
3. Đặc điểm lớp từ trong các tác phẩm của nhà báo Hữu Thọ (HD1)
- Các giáo trình, bài giảng:
Lí thuyết tiếng Việt, Lí thuyết giao tiếp, Lí thuyết tên riêng, Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ văn bản, Phong cách học, Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học đối chiếu,Tiếng Việt thực hành, Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Ngôn ngữ và văn hóa.
Đ.THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG
- Bằng khen chống Mĩ cứu nước
- Huy chương Kháng chiến Hạng hai
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Hạng ba
- Kỉ niệm chương TNXP
- Kỉ niệm chương MTB 5 - Đ9
- Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Khoa học xã hội
- Kỉ niệm chương Cựu chiến binh Việt Nam
E. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Tên đứa con tương lai của bạn sẽ là gì?, Báo Văn hoá- Nghệ thuật, S.5, 1988
2. Vẻ đẹp tên người Việt, Báo Văn hoá- Nghệ thuật,S. 8,1988
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ, Báo Văn hoá- Nghệ thuật, S.21,1988
4. Vài nhận xét về yếu tố " Đệm" trong tên gọi người Việt, Trong: “Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á”, Nxb KHXH, H, 1988
5. Điểm sách: “Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”, Báo Văn nghệ, Số.18,1989
6. Bước đầu miêu tả năng lực song ngữ Mường - Việt của nông dân người Mường ở Cao Răm, Lương Sơn, Hoà Bình, Báo cáo KH Viện Ngôn ngữ học, 1992
7. Tên người Việt và cách sử dụng chúng trong giao tiếp gia đình, Trong: “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt”, NxbVăn hoá thông tin, H, 1996
8. Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (Chính danh) trong tiếng Việt, Luận án PTS, Thư viện Quốc gia, H, 1996
9. Về ý nghĩa của tên riêng,Trong: “Tiếng Việt & ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Kỉ yếu, Viện Ngôn ngữ học, 1998
10. Về số phận của các họ kép và ghép của người Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.1, 1999
11. Nghĩ về tiếng lóng ,T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.8, 2001
12. Đọc sách:”Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản”, T/c Ngôn ngữ, S.2, 2001
13. Về các khuôn ngôn ngữ hành chính,Trong: “Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính”, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2002
14. Những đặc trưng về mặt xã hội của hiện tượng song ngữ Mường - Việt, Trong: “Những vấn đề ngôn ngữ học”, Kỉ yếu, Viện ngôn ngữ học, 2002
15. Sự phân bố chức năng xã hội của tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh song ngữ ở Việt Nam, Trong: “ Vị thế ngôn ngữ quốc gia đa dân tộc- đa ngôn ngữ: tiếng Việt ở Việt Nam và tiếng Nga ở Liên bang Nga”, Kỷ yếu, Viện Ngôn ngữ học, 2002
16. Nghiã của tên và việc phân loại tên riêng tiếng Việt theo nghĩa, Trong: “Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Kỉ yếu, Tp. HCM, 2002
17. Về quy tắc viết hoa tên riêng tiếng Việt, Trong: “Chính tả tiếng Việt: Thực trạng và giải pháp”, Kỉ yếu, Viện ngôn ngữ học, 2003
18. Các kiểu cấu trúc tên chính của người Việt, Kỉ yếu, “Diễn đàn học tập và nghiên cứu”- Hội NNHVN, 2003
19. Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt ,T/c Ngôn ngữ, S.5, 2003
20. Các kiểu cấu trúc tên chính của người Việt ,T/c Ngôn ngữ, S.11, 2003
21. Lại bàn về quy tắc viết hoa tên riêng tiếng Việt ,T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.11, 2003
22. Từ tính khuôn mẫu đến các khuôn ngôn ngữ hành chính, Ngữ học trẻ 2002: Diễn đàn học tập và nghiên cứu, 2003
23. Đọc sách:“ Kế hoạch hóa ngôn ngữ- Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô”, T/c Xã hội học, S.3, 2003
24. Từ ngữ gốm sứ Bát Tràng, Đề tài cấp Viện , Nguyễn Văn Khang (chủ nhiệm), Mai Xuân Huy, Bùi Minh Yến, 2003
25. Sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.6, 2004
26. Khái quát về lịch sử Ngữ dụng học tiếng Việt, T/c Khoa học xã hội Việt Nam -Viện KHXH Việt Nam, S. 4, 2004
27.Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng (Qua tư liệu nghề làm muối ở xã An Hòa, Quỳng Lưu, Nghệ An), T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.12, 2004
28. Mối quan hệ giữa tên riêng và tên chung, Trong: “Những vấn đề ngôn ngữ học”, Nxb KHXH, H, 2004
29. Tìm về bản sắc văn hoá của người Hà Nội qua cách đặt tên người ,Trong: “Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam”, Nxb Lao Động, H, 2004
30. Nên viết địa danh "Thành phố Hồ Chí Minh" như thế nào?, T/c Ngôn ngữ, H, 2004
31. Đọc sách: “Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam - Những kiến nghị và giải pháp”, T/c Ngôn ngữ, S. 8, 2004
32. Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng (Qua tư liệu nghề làm muối ở xã An Hòa, Quỳng Lưu, Nghệ An), Trong:” Những vấn đề ngôn ngữ học”, Nxb KHXH, H, 2005
33. Khái quát về lịch sử Ngữ dụng học tiếng Việt, Trong: “Lược sử Việt ngữ học”, Nxb Giáo dục ,Tập I , H, 2005
34. Đặc điểm tên gọi thôn (làng) của Hà Nội, Kỉ yếu, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, H, 2005
35. Tên riêng người Việt, Chuyên khảo, Đề tài cấp Viện, 2005
36.Về năng lực nhận biết thành ngữ của học sinh 9/12, Trong: “Những vấn đề Ngôn ngữ học”, Nxb KHXH, H, 2006
37. Nghiên cứu tên người trên bình diện ngôn ngữ học-xã hội,Trong “Những vấn đề ngôn ngữ học xã hội”, Đề tài cấp Viện (Nguyễn Văn Khang chủ nhiệm), 2006
38. Tìm hiểu về tên gọi sông hồ ở Hà Nội, Trong: “Những vấn đề ngôn ngữ học: Học tập ngôn ngữ Hồ Chí Minh - Tiếng Hà Nội với ngôn ngữ văn hoá Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007
39. Đọc sách: “Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp”, T/c Ngôn ngữ, S.7, 2007
40. Cấu tạo của tên gọi thần linh đất Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.11, 2008
41. Viết hoa tên riêng- một vấn đề của chính tả tiếng Việt, T/c Dạy và Học, S.7, 2009
42. Sự biến đổi hình thức tên riêng người Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.8, 2010
43. Tình hình mù chữ, tái mù chữ và vấn đề xóa mù chữ ở Việt Nam trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp Bộ (Chủ nhiệm), 2009-2010.
44. Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt, BCKH tại Hội thảo Khoa học quốc tế "Đào tạo và nghiên cứu Ngôn ngữ học ở Việt Nam: Những vấn đề lí luận và thực tiễn", Khoa ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2011.
45. Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt, T/c Từ điển và Bách khoa thư, S.6, 2011.
46. Bàn về các biện pháp khắc phục tình trạng mù chữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỉ yếu Ngữ học toàn quốc, 2012.
47.Trường nghĩa về "thiên nhiên" trong thơ Hồ Chí Minh , T/c Ngôn ngữ & Đời sống, S.6, 2012.
48. Nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ báo viết và báo điện tử phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam (Chủ nhiệm), Đề tài KH cấp Bộ, H, 2013.
49. Tên gọi các hành tinh trong tiếng Việt, Hội thảo KHQT, Viện Ngôn ngữ học, tháng 5/2013.
50. Điều tra, nghiên cứu ý thức tự giác ngôn ngữ - tộc người cộng đồng Vân Kiều góp phần xác định tên gọi dân tộc Bru-Vân kiều ở Việt Nam (Chủ nhiệm), Dự án cấp Bộ, Ủy ban dân tộc, H, 2013.
51. Không gian tên riêng tiếng Việt, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ IV, Khoa Ngôn ngữ, Đại học KHXH & NV Hà Nội, 2013.
52. Đặc điểm văn hóa - xã hội của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, Đề tài khoa học cấp cơ sở (Chủ nhiệm), Viện Ngôn ngữ học, 2013.
53. Tên gọi của các hành tinh trong tiếng Việt, Kỉ yếu Hội nghị KH, Nxb KHXH, H, 2014
54. Không gian tên riêng tiếng Việt,Tạp chí Khoa học,Viện Đại học Mở Hà Nội, S. 6, 2014, S.6, 2014.
55. Vấn đề sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo điện tử tiếng Việt hiện nay, T/c Khoa học, Viện Đại học Mở Hà Nội, S.7, 2014.