Cán bộ cơ hữu của Viện có trình độ tiến sĩ:
TS. HOÀNG CAO CƯƠNG
Công tác tại Viện Ngôn ngữ học từ năm 1983; hiện đã nghỉ hưu
|
Bút danh : Hoàng Cao Cương
Năm sinh: 1952 , tại Ninh Bình
Điện thoại: CQ: 37674582
Email:
hccuong1@yahoo.com
|
A. Quá trình đào tạo:
- Cử nhân (1972): Tốt nghiệp ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội .
- Phóng viên chiến trường, 1973
- Tiến sĩ (1982): bảo vệ luận án tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova, Praha, Tiệp Khắc.
- Nghiên cứu viên chính.
B. Quá trình hoạt động:
- Phổ thông là học sinh chuyên toán tại Ninh Bình.
-1968 - 1972: Sinh viên Khoa Ngữ Văn, ĐHTH Hà Nội.
- 1972 - 1973: Học viên lớp GP 10 TTX GP.
- 1973 - 1975: Giảng viên Trường báo chí Miền Nam, Trung ương Cục Nam Bộ.
- 1975 - 1976: Phóng viên báo Giải phóng (Đại Đoàn Kết), TP. Hồ Chí Minh.
- 1976 - 1977: Nghiên cứu viên Ban Ngôn ngữ Miền Nam, Viện KHXH TP. Hồ Chí Minh.
- 1977 - 1978: Trúng tuyển Nghiên cứu sinh, học ngoại ngữ tại Trường ĐHNN Thanh Xuân.
- 1978 - 1982: Nghiên cứu sinh Trường ĐHTH Karlova, Praha, Tiệp Khắc (cũ)
- 1983 đến nay: Viện ngôn ngữ học, Viện KHXH VN & Khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV Hà Nội.
- Từng đảm nhiệm: Phó trưởng phòng Phòng Ngữ âm học.
Chức vụ hiện nay:
Trưởng Phòng Ngữ pháp học.
Uỷ viện Hội đồng biên tập tạp chí "Ngôn ngữ"
Giảng viên (kiêm nhiệm) tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
C. Tham gia đào tạo sau đại học:
*Tham gia giảng dạy tại các cơ sở:
Viện Ngôn ngữ học; Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội; Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên; Đại học Hồng Hà Trung Quốc và các cơ sở khác.
*Đã hướng dẫn thành công các luận văn cao học và khoá luận sinh viên:
Trên 50 luận văn cử nhân và thạc sĩ về các vấn đề liên quan đến tiếng Việt và ứng dụng ngôn ngữ học cho y học và giáo dục.
*Đã hướng dẫn thành công các luận án tiến sĩ:
- 1992. Dùng lí thuyết Tâm - Biên cho nghiên cứu âm vị học tiếng Việt.
- 1994. Đặc điểm ngữ âm giọng Nghi Lộc.
- 1996. Đặc điểm ngữ âm tiếng Nùng Cháo
- 1998. Các biện pháp khắc phục lỗi phát âm của người Anh học tiếng Việt.
- 1999. Khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho các bệnh nhân bị sứt môi - hở hàm ếch.
- 2004. Đối chiếu ngữ điệu tiếng Anh và tiếng Việt.
- 2008. Đối chiếu trật tự từ tiếng Anh và tiếng Việt
*Các bài giảng:
- Giáo trình Tiếng Việt và Ngôn ngữ báo chí, Trường báo chí Miền Nam, Trung ương cục Nam Bộ, 1973 - 1975.
- Giáo trình Ngữ âm - âm vị học tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 1983 - 1994.
- Giáo trình Âm vị học tiếng Việt mở rộng, Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 1984 - đến nay.
- Giáo trình Nhập môn Ngôn ngữ học ứng dụng: giáo dục ngôn ngữ và ngôn ngữ học trị liệu, Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 1994 - đến nay.
- Giáo trình Các phương pháp âm vị học, Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 1994 - đến nay.
- Giáo trình Ngôn ngữ học trị liệu và các bệnh lời nói, Khoa Giáo dục đặc biệt, ĐHSP Hà Nội, 2003.
và một số bài giảng lẻ khác cho các chuyên đề sau đại học hoặc các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ như: Cấu trúc ngôn ngữ; Chức năng ngôn ngữ; Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ; Ngữ pháp chức năng; Nhập môn Dụng học; Phương pháp dạy tiếng Việt; Các phương tiện giao tiếp ;Giao tiếp và liên kết văn bản;Trị liệu lời nói và cải thiện giao tiếp của người khuyết tật; Chậm đọc và khó khăn về chữ viết....tại Khoa Ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV HN, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP HN, Đại học Vinh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, Viện KH Giáo dục Việt Nam...
* Toàn bộ các công trình khoa học đã công bố:
- 1973. Bước đầu tìm hiểu sự phân bố từ vựng trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch. Đồng tác giả. Ngôn ngữ 2. tr. 14 - 31.
- 1978. Hệ âm vị học tiếng Chàm Đông. BCKH Ban Ngôn ngữ Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
- 1984. Về khái niệm ngôn điệu. Ngôn ngữ 2. tr. 58 -69.
- 1984. Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm các từ láy đôi tiếng Việt. Ngôn ngữ 4. tr. 29 - 35.
- 1985. Bước đầu nhận xét về đặc điểm ngữ điệu tiếng Việt trên cứ liệu thực nghiệm .Ngôn ngữ 3. tr. 40 -49.
- 1985. Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt. Đồng tác giả. Ngôn ngữ 4. tr. 17 - 18.
- 1986. Điệu tính và phi điệu tính trong thanh điệu tiếng Việt. trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. tr. 64 - 70.
- 1986. Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt. Ngôn ngữ 3. tr. 19 -38.
- 1986. Reflections on Vietnamese tones. Social Sciences 4.
- 1986. Ngữ âm học thực nghiệm ở Việt Nam, hiện tại và tương lai. Những điều kiện hiện tại và phương hướng cải thiện nó. trong UNDP và UBKHXHVN - UBKH Nhà nước.
- 1989. Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu F0. Ngôn ngữ 4. tr.1 - 17.
- 1989. Những vấn đề của thanh điệu học tiếng Việt và đóng góp của nó cho nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt. BCKH Viện Ngôn ngữ học.
- 1990. Thử tìm một tiếp cận động cho âm vị học tiếng Việt. BCKH Viện Ngôn ngữ học.
- 1992. Lưỡng phân và sự tận dụng nó cho nghiên cứu âm vị học tiếng Việt. BCKH Viện Ngôn ngữ học.
- 1992. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa âm vị học và thi pháp trên phương diện văn hoá. trong Việt Nam: Những vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá.tr. 45 -48.
- 1993. Tiến tới khung lí thuyết và những thủ pháp mô tả âm vị học cho hệ thống âm thanh tiếng Việt. BCKH Viện Ngôn ngữ học.
- 1996. Đặc điểm ngữ âm giọng Sơn Tây. Đề tài KH Viện Ngôn ngữ học.
- 1996. Góp thêm một số ý kiến cho việc dạy chính tả theo hướng luật cho học sinh tiểu học. Giáo dục tiểu học 5.tr. 13 -15.
- 1997. Đặc điểm thanh điệu tiếng Nùng. Đề tài KH Viện Ngôn ngữ học.
- 1997. Hiện tượng cấu âm bù trừ và những thay đổi giải phẫu thích ứng ở bệnh nhân hở môi và hàm ếch trước phẫu thuật. Đồng tác giả. BCKH Đại học Y Hà Nội.
- 1997.Vài luật chính tả cơ bản cho học sinh tiểu học.Giáo dục tiểu học 2.
- 1997. Vai trò của tiếng Việt trong soạn sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông bậc tiểu học hôm nay. Sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học hiện hành và chương trình tiếng Việt bậc tiểu học sau năm 2000 - NXB GD. Kỉ yếu HN, tr. 98 - 103.
- 1997. Vấn đề chữ viết hiện nay cho người Nùng. Các giải pháp dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay - Viện KHGD.
- 1998. Đề nghị một giải pháp phân tích câu tiếng Việt theo đa chiều. Tiếng Việt & các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hà Nội. tr. 119 -125
- 1999. So sánh cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Hàn. Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá Việt - Hàn - ĐHQG Hà Nội.
- 2000. Sự phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ đã phát triển: trường hợp Việt Nam. Ngôn ngữ 1. tr. 36 - 45.
- 2002. Bước đầu hiểu về biểu diễn âm vị học tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.
- 2002. Về biểu diễn âm vị học cho trường hợp tiếng Việt. Ngôn ngữ 6. tr. 11 - 22.
- 2002. Mô hình lí thuyết âm vị học của cấu trúc tiết vị tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.
- 2002. Ngôn ngữ quốc gia và đặc điểm tiến trình của nó ở nước ta. Hội nghị: Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - tp Hồ Chí Minh.
- 2002. Ngôn ngữ quốc gia và sự hiện thực hoá ở nước ta. Vị thế của ngôn ngữ quốc gia trong q gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ: tiếng Việt ở Việt Nam và tiếng Nga ở Liên bang Nga.
- 2002. Tiếng Việt ở lứa tuổi tiền học đường . BCKH. Hội nghị tổng kết đề tài cấp quốc gia do Vụ Mẫu giáo và Nhà trẻ Việt - Bun tổ chức.
- 2003. Vài suy nghĩ bước đầu về việc chuẩn bị hành trang ngôn ngữ cho trẻ em vào lớp Một Chương trình mới. Ngôn ngữ 6. tr. 42 - 50.
- (2003) 2007. Nhập môn vào Ngữ điệu tiếng Việt. Cơ sở lí luận của ngữ pháp tiếng Việt.Hà Nội, tr. 97 - 146
- 2003. Độ dài câu tiếng Việt. Ngữ pháp Lời tiếng Việt.
- 2003. Ngôn ngữ cử chỉ của người Việt. Ngữ pháp Lời tiếng Việt.
- 2003. Vài đặc điểm chính của tiến trình ngôn ngữ thành văn ở nước ta. Cơ sở lí luận và thực tiễn của Bảo vệ và phát triển tiếng Việt.
- 2004. Về chữ Quốc ngữ hiện nay. Ngôn ngữ 12/ 2003. tr. 1-8 & Ngôn ngữ 1/ 2004. tr. 29 -35.
- 2004. Các dạng lỗi Ngữ pháp của học sinh. Lỗi ngữ pháp tiếng Việt.
- 2005. Tiếng Việt hôm nay: Những tiền đề mới cho phát triển. Kỉ yếu Hội nghị mừng GS Nguyễn Tài Cẩn 80 tuổi
- 2007. Cơ sở kết nối lời tiếng Việt. Ngôn ngữ 8, tr.1. - 13, Ngôn ngữ 9, tr. 31 - 49
- 2008. Nhập môn vào Ngữ điệu tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Những vấn đề lí luận.nxb KHXH, 2008, tr. 97-146
- 2009. Dạy học sinh Jrai tiếng Việt nhờ chuyển di ngữ pháp. Ngôn ngữ, số 9.2009
* Tham gia biên soạn các công trình:
- 1993 - 1994: 400 mục từ về Ngôn ngữ học trong Từ điển Bách khoa Việt Nam.
- 1997. Truyện đọc T1 - T2, Chương trình ABE.
- 1998. Đề cương các sách học tiếng Gia Rai và Ê đê (năm đầu). Viện KHGD.
- 2000 - đến nay. Tiếng Việt 1. SGK và SGV. (thử nghiệm và đại trà)
- 2000 - đến nay. Tiếng Việt 4. SGK và SGV. (thử nghiệm và đại trà).
- 2002. Hỏi đáp về Tiếng Việt 1. nxb GD, tp. Hồ Chí Minh
- 2002. Tiếng Việt thực hành T1 & T2.nxb ĐHQG.
- 2003. 10 module dạy học tích hợp các môn học theo chương trình tiểu học 2000 (tài liệu thử nghiệm dành cho giáo viên lớp 1). Bộ GD&ĐT
- 2004. Tài liệu cho hướng giảm tải 1-2-3. Dự án GD Tiểu học cho HS vùng khó.
- 2004 -2005: Đề cương/ SGK Tiếng Khmer điều chỉnh (Vụ Tiểu học) (từ đề cương/ SGK do Viện chiến lược soạn thảo)
- 2005.Tài liệu hướng dẫn Dạy và học Tiếng Việt cho vùng khó. Phần: Luyện tập Tổng hợp. Dự án GD Tiểu học cho HS vùng khó.
2005. Tổng quan hệ phương pháp dạy và học song ngữ. Dự án GD Tiểu học cho HS vùng khó.
- 2005. Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt tiểu học 1, t1 & t2.
- 2005. Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt tiểu học 2, t1 & t2.
- 2005. Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt tiểu học 3, t1 & t2.
- 2005. Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt tiểu học 4, t1 & t2.
- 2007. SGV và sách BT lớp 1, bản mới. nxb GIÁO DụC
- 2007. Giải pháp dạy tiếng Việt tương thích Chương trình thực nghiệm giáo dục song ngữ (Nguyên tắc chung) - Unicef & Bộ GD &ĐT
-2008. Trắc nghiệm khách quan và phương pháp đánh giá SOLO. Unicef và Vụ GDTH
- 2008. Dạy học sinh Jrai tiếng Việt dựa vào chuyển di ngữ pháp - Unicef & Bộ GD &ĐT
- 2008. Bài tập bổ trợ TV (lớp 1 - lớp 5)
- 2008 - 2009. Đánh giá 10 năm thự hiện CTrình bạn hữu trẻ em - Unicef & Bộ GD &ĐT
- 2009. Phương án tăng thời lượng tiếng Việt 1 - Unicef & Bộ GD &ĐT
* Công trình Nghiên cứu KH cấp Bộ:
- 2002- 2003: Bảo vệ và Phát triển tiếng Việt trong thời kì Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa (chuẩn bị in)
- 2003 - 2005: Cơ sở lí luận của Ngữ pháp tiếng Việt (đã in).
- 2007-2009: Ngữ pháp tiếng Việt Phổ thông (chuẩn bị in).