Ngày sinh: 09/09/1974 - Hải Dương
Phòng ban: Ngữ âm học
Chức vụ: Nghiên cứu viên
Học vị: Thạc sĩ
Điện thoại: 0989 349 932 - 37684571
Email: hocontuanhvan@yahoo.com
I. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
1. Quá trình đào tạo:
1.1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính qui
Thời gian: 1991 - 1995
Ngành học: Ngôn ngữ học
Cơ sở đào tạo: Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội
1.2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính qui
Thời gian: 1996 - 1998
Chuyên ngành học: Ngôn ngữ học
Cơ sở đào tạo: Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.3. Tiến sĩ
Hệ đào tạo: Chính qui
Thời gian: 2015 - 2018
Chuyên ngành học: Ngôn ngữ học
Cơ sở đào tạo: Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Trình độ ngoại ngữ: Đại học (Tiếng Anh), A (Tiếng Pháp). Hiện nay có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống thông thường và tại các hội thảo, hội nghị. Ngoài ra, có thể đọc và dịch các tài liệu chuyên môn sâu, có thể dùng tiếng Anh để giảng dạy.
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian
|
Nơi công tác
|
Công việc đảm nhiệm
|
1996 – 1999
|
Trung tâm Tiếng Anh
Chuyên ngành (ESP)
|
Giáo viên dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài
|
9/2000 - 8/2009
|
Phòng Ngữ âm học,
Viện Ngôn ngữ học
|
Nghiên cứu ngữ âm học
và âm vị học tiếng Việt
|
9/2009 - 4/2014
|
Trung tâm Phục hồi
Chức năng Ngôn ngữ,
Viện Ngôn ngữ học
|
Nghiên cứu các vấn đề thuộc bệnh lí học ngôn ngữ: phát âm của trẻ em ngọng phát triển, phát âm của trẻ khiếm thính
|
5/2014 đến nay
|
Phòng Ngữ âm học,
Viện Ngôn ngữ học
|
Nghiên cứu các vấn đề:
ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt;
các vấn đề thuộc bệnh lí học ngôn ngữ: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ diễn đạt của trẻ khiếm thính
|
III. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY
1. Hướng nghiên cứu và giảng dạy
- Hướng nghiên cứu:
+ Hướng chung: Ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt
+ Hướng chuyên môn sâu:
Các vấn đề thuộc bệnh lí học ngôn ngữ: Phát âm, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ diễn đạt, giao tiếp (ở các đối tượng: trẻ em ngọng phát triển, trẻ khiếm thính, người gặp khó khăn về ngôn ngữ,…).
- Hướng giảng dạy: Giảng dạy các vấn đề ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt nói chung, vấn đề bệnh lí học ngôn ngữ nói riêng, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
2. Hướng dẫn NCS, cao học thuộc các lĩnh vực
IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Giáo trình, sách tham khảo
1.1. Vũ Kim Bảng, Bùi Đăng Bình, Trần Thị Thìn, Văn Tú Anh (2007), “Đặc trưng ngữ âm tiếng Cổ Nhuế”, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Ngôn ngữ văn hóa Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 33-70.
1.2. Văn Tú Anh (2015), “Hệ thống thanh điệu tiếng Nghi Tàm”, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 năm, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Tr. 7-25.
2. Các bài viết, báo cáo khoa học
2.1. Văn Tú Anh (1999), “Nhóm từ “ra, vào, lên, xuống” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Thơ Tố Hữu (khi chúng không còn nghĩa không gian)”, Viện Ngôn ngữ học, Những vấn đề ngôn ngữ học, Hà Nội, Tr. 249-256.
2.2. Văn Tú Anh (2001), “Tư liệu về tiếng địa phương Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình (so sánh với tiếng Hà Nội về mặt ngữ âm”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Ngữ học Trẻ 2001, Hà Nội, Tr. 8-11.
2.3. Văn Tú Anh (2002), “Đặc điểm ngữ âm thổ ngữ Viêm Xá (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)”, Viện Ngôn ngữ học, Những vấn đề ngôn ngữ học, Hà Nội, Tr. 11-22.
2.4. Văn Tú Anh (2003), “Những đặc điểm ngôn ngữ ở số trẻ “chậm khôn” của Vĩnh Phúc”, Viện Ngôn ngữ học, Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học Xã hội, Tr. 13-20.
2.5. Văn Tú Anh (2005), “Năng lực nhận biết, sử dụng từ địa phương và từ toàn dân của học sinh lớp 9”, Viện Ngôn ngữ học, Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học Xã hội, Tr. 291-310.
2.6. Văn Tú Anh (2005), “Đặc trưng ngữ âm của các từ láy đôi trong tác phẩm của Chu Văn”, Ngữ học Trẻ 2005 Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Tr. 231-237.
2.7. Văn Tú Anh, “Bước đầu khảo sát việc ngắt giọng trong lời nói đọc tiếng Việt (dữ liệu bản tin thời sự sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam)”, Ngữ học Trẻ 2007 Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Nxb. Đại học Sư phạm, Tr. 19-26.
2.8. Nguyễn Đức Tồn - Văn Tú Anh (2007), “Vấn đề dạy từ địa phương cho học sinh trung học cơ sở”, Ngôn ngữ, số 6, Tr. 51-57.
2.9. Văn Tú Anh (2009), “Bước đầu khảo sát thực nghiệm về trọng âm trong lời nói đọc bản tin tiếng Việt”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Ngữ học toàn quốc 2009 Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam– UBND TP Cần Thơ, Hà Nội, Tr.19-28.
2.10. Văn Tú Anh (2010), “Một số nhận xét về nhịp trong lời đọc bản tin tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 9, Tr. 38-51.
2.11. Văn Tú Anh (2012), “Một số nhận xét về sự biến đổi vần trong phương ngữ Bắc”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng, Ngữ học Toàn quốc 2011 Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hà Nội, Tr. 15-20.
2.12. Văn Tú Anh (2013), “Một số đặc điểm của hệ thống thanh điệu tiếng Huế”, Ngữ học Toàn quốc 2013 Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế, Hà Nội, Tr. 859-872.
2.13. Văn Tú Anh (2015), “Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ khiếm thính được đeo máy trợ thính ở độ tuổi 3 - 4 (khảo sát trên địa bàn Hà Nội)”, Ngôn ngữ, số 7, Tr. 71-80.
2.14. Văn Tú Anh (2015), “Thực trạng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính 3 – 4 tuổi ở Hà Nội, 20 năm Giáo dục Học sinh Khuyết tật Việt Nam.
2.15. Văn Tú Anh (2015), “Biện pháp sửa lỗi phát âm thanh điệu, âm đầu và vần tiếng Việt cho trẻ khiếm thính ở Hà Nội”, 20 năm Giáo dục Học sinh Khuyết tật Việt Nam.
2.16. Văn Tú Anh (2016), “Khảo sát tình trạng phát âm sai của một số trẻ em 3 – 4 tuổi ở Hà Nội”, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu HTQT, Tr. 171 - 180.
2.17. Văn Tú Anh (2016), "Thực trạng phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính 3 – 4 tuổi có đeo máy trợ thính ở Hà Nội”, Nghiên cứu Giáo dục, số 11, Tr. 99 - 101.
2.18. Văn Tú Anh (2016), "Thái độ của người dân Nghệ An với vấn đề giọng đọc của phát thanh viên trong chương trình thời sự trên đài phát thanh và truyền hình địa phương”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Đài Tiếng nói Việt Nam - Hội Nhà báo Việt Nam, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng (Tóm tắt báo cáo HTKH Đài Tiếng nói Việt Nam), Nxb. Dân Trí, Tr. 53.
2.19. Văn Tú Anh (2017), “Khả năng phát âm thanh điệu, âm đầu và vần của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi đeo máy trợ thính ở Hà Nội”, Việt Nam trong chuyển đổi Các hướng tiếp cận liên ngành, Trường ĐHKHXH&NV, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Tr. 450 - 461.
2.20. Văn Tú Anh (2017), “Thực trạng phát âm thanh điệu tiếng Việt của trẻ khiếm thính 5 – 6 tuổi (có đeo máy trợ thính) ở Hà Nội”, Ngôn ngữ học Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2017, Tr. 1434 – 1445.
2.21. Văn Tú Anh (2017), “Hướng xây dựng biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và trẻ nghe kém (có đeo máy trợ thính) ở Hà Nội”, Nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ lần thứ hai, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội & Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế & Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, Nxb. ĐH Huế, Huế, Tr. 90 – 99.
2.22. Văn Tú Anh (2017), “Một số đặc điểm từ nghề nghiệp làng tranh Đông Hồ”, Ngôn ngữ học ở Việt Nam Hội nhập và phát triển, Trường ĐH Quy Nhơn - Ủy ban ND tỉnh Bình Định – Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
2.23. Văn Tú Anh (2018), "Khảo sát các thông số âm học trong phát âm thanh điệu tiếng Việt của trẻ nghe kém ở độ tuổi thực 3 - 4 (trên địa bàn Hà Nội)", Ngôn ngữ, số 5.
2.24. Văn Tú Anh (2018), "Thực nghiệm bước đầu sử dụng các phần mềm phân tích tiếng nói CoolEdit và PRAAT giúp học viên nước ngoài và trẻ nghe kém phát âm đúng thanh điệu tiếng Việt", Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, tập 2 số 1.
2.25. Văn Tú Anh (2019), “Thực trạng ngôn ngữ nói của trẻ nghe kém sau 1 năm cấy điện cực ốc tai ở Hà Nội”, Ngôn ngữ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển, Tr. 31 - 41.
2.26. Văn Tú Anh (2019), "Nguồn lực giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số thuộc Tây Bắc Việt Nam (khảo sát trường hợp tỉnh Sơn La)", Cơ sở khoa học của nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, Hà Nội, Tr. 162 - 190.
3. Chương trình, đề tài nghiên cứu
3.1. Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Viện Ngôn ngữ học chủ trì
- Tên đề tài: “Khảo sát tình trạng nói ngọng của trẻ em 3 đến 4 tuổi trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2012.
- Tên đề tài: “Tìm hiểu thực trạng phát âm thanh điệu tiếng Việt của nhóm trẻ khiếm thính độ tuổi 5 - 6 ở Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2013.
- Tên đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi (sau khi đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai) ở Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2014.
- Tên đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi (có đeo máy trợ thính) ở Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2015.
- Tên đề tài: “Khả năng phát âm của trẻ khiếm thính 3 – 4 tuổi (sau cấy điện cực ốc tai) ở Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2016.
- Tên đề tài: “Thực trạng phát âm sau 2 năm cấy điện cực ốc tai của trẻ nghe kém ở Hà Nội”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2018.
- Tên đề tài: “Tiến trình phát triển ngôn ngữ nói của trẻ nghe kém sau 1 năm sử dụng thiết bị trợ thính”, Đề tài cấp cơ sở, H., 2019.
3.2. Tham gia các đề tài tiềm năng (đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở) do Viện Ngôn ngữ học chủ trì
- Là thành viên của đề tài: “Hiện tượng l/n ở Đông Anh, Hà Nội”, Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Kim Bảng.
- Là thành viên của đề tài: “Đặc trưng ngữ âm tiếng Cổ Nhuế”, Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Kim Bảng.
- Là thành viên của đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu và nghiên cứu một số hiện tượng ngôn điệu tiếng Việt”, Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Kim Bảng.
3.3. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Ngôn ngữ học và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì
3.3.1. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Ngôn ngữ học chủ trì
- Là thành viên của đề tài: “Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường”, Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đức Tồn.
- Là thành viên và thư kí của đề tài: “Khảo sát ngữ âm tiếng Hà Nội“, Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Kim Bảng.
- Là thành viên và thư kí của đề tài: “Những vấn đề thời sự của chuẩn hoá tiếng Việt”, Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Kim Bảng – GS.TS. Nguyễn Đức Tồn.
- Là thành viên của đề tài: “Đặc điểm ngữ âm phương ngữ Bắc”, Chủ nhiệm: TS. Phạm Văn Hảo.
- Là thành viên của đề tài: “Nghiên cứu khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam”, Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đức Tồn.
- Là thành viên của đề tài: “Tác động của ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình với cộng đồng người khiếm thính”, Chủ nhiệm: TS. Đỗ Thị Hiên.
- Là thành viên của đề tài (2015 - 2016): "Ngôn ngữ giao tiếp bằng kí hiệu của trẻ câm điếc bẩm sinh tiền học đường ở Hà Nội", Chủ nhiệm: TS. Đỗ Thị Hiên.
- Là thành viên của đề tài (2017 - 2018): "Các mô hình ngữ điệu tiếng Việt theo mục đích giao tiếp", Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Hải Hà.
- Là thành viên của đề tài (2017 - 2018): "Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 36 tháng", Chủ nhiệm: TS. Phạm Hiển.
3.3.2. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì
Là thành viên của đề tài (2017 - 2018): "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông mới", Chủ nhiệm: TS. Vũ Anh Tú (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì).
3.4. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Viện Ngôn ngữ học chủ trì
Là thành viên chính của đề tài cấp Nhà nước (2018 - 2020): "Hoạt động giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam”. Chủ nhiệm: GS. TS. Nguyễn Đức Tồn.
V. CÁC CÔNG TRÌNH DỊCH THUẬT
1. Dịch 2 tập tài liệu trong bộ “Let’s Communicate” phục vụ cho công việc của Trung tâm Phục hồi Chức năng Ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học.
2. Dịch 04 tài liệu về thuật ngữ phục vụ cho đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam”.